07/06/2021 10:55 GMT+7

Thủy điện 'đứng bánh' do vướng giải phóng mặt bằng

LÊ TRUNG
LÊ TRUNG

TTO - Dù đã xong việc xây dựng, sẵn sàng phát điện từ cuối năm 2020 nhưng dự án thủy điện Sông Tranh 4 (tại Quảng Nam, vốn 1.700 tỉ đồng) vẫn chưa thể đưa vào vận hành bởi còn "vướng" giải phóng mặt bằng 18 hộ ở khu vực lòng hồ.

Thủy điện đứng bánh do vướng giải phóng mặt bằng - Ảnh 1.

Thủy điện Sông Tranh 4 vẫn “đứng bánh”, chưa phát điện - Ảnh: LÊ TRUNG

Dự án thuộc huyện Hiệp Đức và Tiên Phước, thi công từ năm 2018 đến nay xong xây dựng, đảm bảo phát điện từ tháng 12-2020. Việc giải phóng mặt bằng từ năm 2016 đến nay, diện tích khu vực lòng hồ đã đạt 98%.

Trong 415 hộ bị ảnh hưởng thì huyện Hiệp Đức còn 2 hộ, Tiên Phước 16 hộ chưa đồng ý. Chính quyền đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định, nhưng dân vẫn chưa nhận tiền, đòi hỏi giá cao gấp nhiều lần.

Ở huyện Hiệp Đức còn 2 hộ, ông Nguyễn Văn Thứ có hơn 1ha đất trồng cây lâu năm khu vực lòng hồ, được bồi thường hơn 594 triệu đồng. "Việc áp giá còn thiếu vài sào ruộng, đơn giá bồi thường thấp quá", ông Thứ nói.

Còn bà Tạ Thị Đáng thì nói muốn xin hỗ trợ thêm một khoản hỗ trợ cuộc sống tuổi già, "biết người ta được đền bù sao thì mình như rứa".

Thủy điện đứng bánh do vướng giải phóng mặt bằng - Ảnh 2.

Khu đất nằm trong lòng hồ sông Tranh của ông Thứ - Ảnh: LÊ TRUNG

Là một trong 273 hộ đồng ý nhận tiền, ông Nguyễn Văn Hiệu (70 tuổi, huyện Hiệp Đức) nói gia đình ông khi được áp giá đền bù thì ủng hộ, nhận tiền đầu tiên bởi thấy mức giá của Nhà nước là hợp lý.

Ông Nguyễn Hữu Lộc (xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước) cho biết năm 2018, cơ quan chức năng đo đạc, kiểm kê đất, tài sản với diện tích 1.476m2. Nhưng năm 2019 đo đạc, điều chỉnh, chỉ bồi thường đất 296m2

"Họ nói diện tích đất còn lại là bờ sông, bãi đá, không canh tác nên không đền bù nhưng từ xưa đến nay tôi đã canh tác", ông Lộc nói.

Ông Hoàng Văn Hùng - phó chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức - cho biết huyện đã phối hợp với chủ đầu tư thực hiện chính sách đền bù với mức giá có lợi nhất cho người dân, đến nay còn 2 hộ. "Mong muốn là vô tận, nhưng phải đúng quy định. Huyện tiếp tục vận động và rà soát tất cả các thủ tục cưỡng chế thu hồi đất", ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Hùng Anh - phó chủ tịch UBND huyện Tiên Phước - cho rằng có hai lý do dân không đồng ý là việc tăng giảm diện tích so với hồ sơ giải thửa đất và bồi thường thấp.

Về hồ sơ giải thửa, năm 2018 đơn vị làm công tác giải thửa đo đạc nhưng sau đó phát hiện một số diện tích không có khả năng canh tác nên đo đạc lại. "Đo lại năm 2019 có giảm diện tích tương đối, bởi diện tích thuộc bãi bờ, sông suối là do xã quản lý, không thể đền bù cho dân", ông Anh nói.

Huyện đã thành lập đoàn vận động thêm lần cuối và thực hiện các bước hoàn chỉnh về việc thu hồi đất bắt buộc (cưỡng chế).

Doanh nghiệp "than thở"

Ông Trần Quốc Hoàn - phó tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Sông Tranh 4 - cho biết dự án chậm phát điện 6 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến cân đối tài chính của công ty, cũng như phần chi phí phải trả liên quan đến vay vốn, ảnh hưởng đến nguồn thu thuế địa phương.

Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện Phá rừng phòng hộ làm đường thi công thủy điện

TTO - Mặc dù chưa được sự cho phép của các cơ quan ban ngành, đơn vị thi công thủy điện Nước Long ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ vẫn cho xe cơ giới đào bới rừng phòng hộ làm đường thi công hạng mục của thủy điện này.

LÊ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên