
TTCT - Từ năm 1959, Thương hội hoạt động suy yếu hẳn, các hội viên ngưng nộp hội phí, Trần Đôn Thăng và ban Lý giám sự phải tự lo trang trải các khoản kinh phí, cố duy trì trên hình thức một cơ quan hội đoàn giàu có và quyền lực bậc nhất của thương nhân Hoa kiều với lịch sử hơn 50 năm

TTCT- Trong quá trình tạo lập của Thương hội Hoa kiều, triều đình Mãn Thanh đã ít nhất ba lần tìm cách can thiệp trực tiếp vào nhân sự cấp cao và việc tổ chức Thương hội ở Sài Gòn, nhưng các thương nhân Hoa kiều bản xứ đã rất nỗ lực để thực sự xây dựng cho họ một tổ chức độc lập với quyền lực chính trị Bắc Kinh.

TTCT - Hội thương mại của người Hoa ở Chợ Lớn được đề cập trong thư tịch cổ Việt Nam sớm nhất có lẽ là Hoàng Việt nhất thống dư địa chí 1806 của Lê Quang Định.

TTCT - Tuy rằng Hoa kiều là một bộ phận quan trọng trong lịch sử hình thành và sự phát triển Sài Gòn, nhưng trong tình trạng nghiên cứu không mấy thấu đáo trước giờ đã dẫn đến những sự đề cao quá mức hoặc chưa bóc tách được mặt tích cực với tiêu cực của cộng đồng này, nhất là đối với những tên tuổi thuộc hàng đại cự phú. Khác với số đông người Hoa giàu có do cần kiệm thủ tín, những bậc đại cự phú lưu danh nếu không thuộc diện cánh hẩu (nay gọi cho nhã là nhóm lợi ích) thì cũng thuộc hàng làm giàu bất chấp tác hại xã hội như buôn á phiện hay buôn rượu.