Phụ nữ Palestine xuống đường biểu tình ở Gaza ngày 11-12 chống lại quyết định của Mỹ - Ảnh: AFP
Trước cuộc gặp 27 Ngoại trưởng EU - được gọi là "cuộc gặp chưa từng có trong 22 năm qua", Thủ tướng Netanyahu tiếp tục cho rằng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel "có thể kiến tạo hòa bình" ở Trung Đông. Tuyên bố này hoàn toàn đi ngược lại với đánh giá của thế giới Hồi giáo và Ả rập rằng quyết định của ông Trump đang de dọa hủy hoại toàn bộ tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Phát biểu sau cuộc gặp với Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini ở thủ đô Brussels của Bỉ, Thủ tướng Netanyahu cho rằng quyết định của Tổng thống Trump không cản trở hòa bình, mà ngược lại làm cho hòa bình trở nên khả thi hơn bởi theo ông việc "công nhận một thực tế" là bản chất và nền tảng của hòa bình.
Hiện đang có nỗ lực từ chính quyền Mỹ để thúc đẩy một đề xuất hòa bình mới" -
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu với báo giới vào ngày 11-12
Tại cuộc gặp với báo giới, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nhắn gửi đến người Palestine là nên công nhận Nhà nước Israel và thủ đô Jerusalem vì "nếu bây giờ không thống nhất được với nhau thì trong tương lai cũng sẽ đạt được".
Nhà lãnh đạo Israel đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng các nước châu Âu sẽ "noi gương" Mỹ di chuyển đại sứ quán tại Tel Aviv tới Jerusalem, và cùng Israel thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và hòa bình trong khu vực.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu họp báo với bà Federica Mogherini - Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại tại Brussels ngày 11-12 - Ảnh: AFP
Về phần mình, bà Mogherini khẳng định EU sẽ tiếp tục công nhận "sự đồng thuận của quốc tế" về Jerusalem. Bà nhắc lại cam kết của EU về giải pháp hai nhà nước, cũng như nỗ lực của EU thúc đẩy hòa bình tại Trung Đông. Theo kế hoạch, các nhà lãnh đạo EU sẽ có các cuộc gặp với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào tháng tới.
Điều tệ hại nhất có thể diễn ra hiện nay là sự gia tăng căng thẳng và bạo lực"
Bà Federica Mogherini - Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại
Trước đó một ngày, trong tuyên bố tại Paris sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Netanyahu cho rằng hòa bình sẽ tiến triển nếu người Palestine công nhận "thực tế" về vấn đề Jerusalem. Ông Netanyahu nhấn mạnh rằng nếu Tổng thống Mahmoud Abbas của Palestine muốn có hòa bình thì "cần đàm phán với Israel".
Tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ trong tuần trước, các đại sứ của 5 quốc gia châu Âu là Anh, Pháp, Đức, Ý và Thụy Điển đã đưa ra tuyên bố chung chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời khẳng định đây là động thái "không phù hợp" với các nghị quyết của HĐBA LHQ và "không giúp ích gì cho triển vọng hòa bình tại khu vực.
Biểu tình tiếp tục căng thẳng
Lãnh đạo nhánh Hezbollah Li Băng, ông Hassan Nasrallah, trong khi đó đã kêu gọi thực hiện một cuộc biểu tình rầm rộ vào đầu giờ chiều 11-12 ở ngoại ô phía nam thủ đô Beyrouth - nơi được cho là cứ địa của Hồi giáo Shiite. Theo hãng tin AFP, nhánh Hezbollah Li Băng vẫn tuyên bố là một trong những nhánh chính trị vũ trang đấu tranh vì người Palestine và quyết tâm chống lại Israel.
Ở Iran, nhánh sinh viên của lực lượng "Bassidjis" - lực lượng quân tình nguyện tự xưng là những người bảo vệ các giá trị của Cuộc Cách mạng Hồi giáo Révolution islamique, cũng kêu gọi xuống đường tuần hành.
Trong ngày hôm nay, các cuộc tập hợp lớn của người Palestine chống lại quyết định của Tổng thống Donald Trump cũng sẽ tiếp diễn ở Jerusalem và vùng Lãnh thổ của người Palestine. Đây sẽ là ngày thứ năm họ đương đầu với lực lượng binh sĩ Israel dù đã có 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do trúng đạn cao su từ phía Israel.
Hai cô gái Palestine tham gia gom đá cho những thanh niên xuống đường chống lại binh sĩ Israel - Ảnh: REUTERS
Tình hình ở khu vực giờ mang dáng dấp của một cuộc chiến đá cuội Intifada thứ ba - Ảnh: AFP
Hôm 6-12 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đảo ngược chính sách được chính quyền Mỹ thực thi trong hàng thập kỷ qua, theo đó quy chế đối với thành phố này phải được quyết định thông qua đàm phán với người Palestine.
Trong cuộc họp tối 10-12, các nghị sĩ tại Jordan đã giao nhiệm vụ cho một ủy ban Quốc hội nước này xem xét lại mọi thỏa thuận với Israel, bao gồm cả Hiệp ước hòa bình Wadi Araba năm 1994.
Hãng thông tấn chính thức Petra của Jordan cho biết các nghị sĩ nước này đã bỏ phiếu nhất trí cho phép Ủy ban pháp luật của Quốc hội "xem xét lại mọi thỏa thuận với nhà nước Do Thái, trong đó có Hiệp ước Wadi Araba".
Đây là Hiệp ước đã đưa Jordan trở thành một trong hai nước Ả rập hiếm hoi đạt được thỏa thuận hòa bình với Israel, sau Ai Cập vào năm 1979.
Theo chế độ quân chủ lập hiến của Jordan, Quốc vương Abdullah II là người duy nhất có quyền hủy bỏ hiệp ước này với Israel.
Jordan cũng cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump "vi phạm" luật pháp quốc tế khi đưa ra quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận