Bãi đậu ôtô có thu phí tại công viên 23-9, Q.1, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa |
Theo đó, các tuyến đường tổ chức thu phí phải hội đủ điều kiện lòng đường phải đạt trên 4 làn xe lưu thông và vỉa hè cho đậu xe hoặc cho buôn bán phải dành tối thiểu bề rộng 1,5m trở lên cho người đi bộ.
Dự kiến đến cuối tháng 6-2017, Sở GTVT TP.HCM sẽ trình UBND TP danh mục các tuyến đường có thu phí.
Trả lời câu hỏi thu phí ra sao để bảo đảm nguồn thu cho ngân sách, ông Lâm cho biết hiện có 2 - 3 phương án sử dụng công nghệ thu phí hiện đại, trong đó chủ yếu đề xuất sử dụng thu phí qua điện thoại di động hoặc thu phí qua nhắn tin. Trên cơ sở thẩm định, sở sẽ xem xét chọn phương án phù hợp.
Về tổ chức thu phí, trước mắt sở sẽ giao Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn, đơn vị lập đề án thu phí, thực hiện thí điểm thu phí trên một số tuyến đường. Sau đó sẽ tính toán giao một đơn vị hoặc giao quận, huyện quản lý tổ chức thu phí.
Về việc thu phí trên đường dẫn đến xe đậu tràn lan trên đường, ông Lâm cho biết khác với việc thu phí trước đây chỉ thu phí một lần và xe đậu bao lâu cũng được. Việc thu phí lần này sẽ tính theo giờ đậu xe.
Với mức thu phí mới này, chủ xe sẽ cân nhắc lựa chọn đậu xe trên đường hoặc đưa xe vào đậu trong các tòa nhà có tầng hầm đậu xe. Như vậy, chắc chắn giá đậu xe trên đường sẽ cao hơn đậu xe trong các tòa nhà và điều này sẽ khuyến khích các đơn vị đầu tư chỗ đậu xe.
Theo ông Lâm, mục tiêu chính của việc tổ chức thu phí trên lòng, lề đường là ưu tiên dành đường cho người bộ hành, đảm bảo không gian đô thị, bảo đảm việc bố trí hạ tầng kỹ thuật trên vỉa hè (hệ thống điện, chiếu sáng, cấp nước…) cảnh quan và mỹ quan đô thị. Đồng thời khi tổ chức thu phí sẽ chấm dứt được tình trạng xe đậu thường xuyên trên lòng đường gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại, việc buôn bán, đậu xe cũng sẽ được quản lý tốt hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận