23/05/2023 10:25 GMT+7

Thi mô phỏng lái xe: cần hoàn thiện phần mềm

Xung quanh phản ánh về những bất cập trong thi mô phỏng lái xe đang áp dụng, nhiều bạn đọc có thêm ý kiến góp ý trên Tuổi Trẻ Online để phần mềm được nâng cấp hoàn thiện, mang đến nhiều hữu ích thiết thực hơn.

Học viên thực hành phần thi mô phỏng bằng lái ô tô  - Ảnh: CHÂU TUẤN

Học viên thực hành phần thi mô phỏng bằng lái ô tô - Ảnh: CHÂU TUẤN

Bạn đọc Hữu Bằng cho biết: "Tôi vừa thi đỗ bằng B2. Lúc đầu tôi thấy hơi khó chịu vì phải học nhiều hơn so với những người đã học những năm trước, nhưng giờ tôi thấy nó hữu dụng.

Đúng là mô phỏng thì không giống hẳn với thực tế nhưng nó dạy cho tôi biết được có những loại tình huống nào trên đường và luôn cảnh báo tôi khi đi trên đường, nhất là với người mới lái như tôi".

Thi mô phỏng để đánh giá phản xạ của học viên là đúng, nhưng phần mềm hiện tại có cách tính điểm chưa đúng, đa số tình huống phải học mẹo mới đạt được điểm cao.

Bạn đọc than****@thanhphuoc.com
Kết quả thăm dò bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online tính đến chiều 22-5 - Đồ họa: T.ĐẠT

Kết quả thăm dò bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online tính đến chiều 22-5 - Đồ họa: T.ĐẠT

Bạn đọc Hùng thấy rằng "đề thi mô phỏng hay. Vì là thi nên cần có đáp án chính xác chứ không thể nói riêng phản xạ từng người khác nhau được.

Chỉ cần học thuộc thi sẽ đậu, cũng giúp ích ít nhiều để lái thực tế. Nhóm tôi bốn người học nghiêm túc, ngày nào cũng luyện 20 - 30 câu, thi đều đạt 50 điểm".

Bạn đọc Tân lấy ví dụ: "Tình huống đá lở là có biển cảnh báo nguy hiểm đá lở thì người lái xe phải tập trung cảnh giác cao độ khu vực đó, chờ đá rơi tới xe rồi xử lý cái gì nữa?

Nhiều người thi và đạt điểm cao, vậy cần phải tìm hiểu lại vì sao cũng có không ít người rớt "oan" chứ không thể dẹp phần thi này được!".

Bạn đọc Vinh góp ý: "Phần thi mô phỏng giúp hình thành ý thức phản xạ cho người lái xe là rất tốt. Tuy nhiên, phần mềm phải trực quan, chứ cứ ảo ảo thì không được".

Bạn đọc Tèo Anh bổ sung thêm: "Tại sao không lập trình mô phỏng buồng lái gồm vô lăng, chân ga, chân phanh, xi nhan. Người thi sử dụng như đang ngồi trên xe. Gặp các tình huống giả định thì xử lý bằng cách đạp phanh, đánh lái...

Nó sát với thực tế hơn. Đồng thời phải xem lại cách chấm điểm. Nếu thực hiện sớm hơn 5s, 10s thì tính là lỗi. Còn thực hiện sau mốc thì có các mốc 5,4,3,2,1. Như vậy học viên sẽ nhớ tình huống hơn và hiệu quả hơn".

Theo bạn đọc Hồ Việt Hùng, "người học phải nắm chắc từng tình huống mà phần mềm đưa ra để ấn kịp thời. Áp dụng máy móc thực tế mà không biết đặc điểm từng tình huống phần mềm đưa ra thì vẫn rớt như chơi.

Phần mềm mô phỏng làm sao có thể sát thực 100% được, các bài thi sa hình cũng vậy thôi. Sau này còn phải rút kinh nghiệm và học hỏi nhiều khi lưu thông trên đường".

Cục Đường bộ: Sẽ rà soát bất cập trong thi mô phỏng lái xeCục Đường bộ: Sẽ rà soát bất cập trong thi mô phỏng lái xe

Cục Đường bộ đã có những phản hồi liên quan phản ánh của báo Tuổi Trẻ về những bất cập trong thi mô phỏng lái xe đang áp dụng khiến người dân hoang mang.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên