Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa trở thành thương hiệu sữa đầu tiên có một nhà máy và một trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon và công bố lộ trình đến Net Zero 2050. Kết quả này chứng minh cho hành trình phát triển các trang trại theo định hướng nông nghiệp bền vững của "ông lớn" ngành sữa. Đây cũng là chặng đường dài mà doanh nghiệp ngành sữa hàng đầu tại Việt Nam đã có sự chuẩn bị rất sớm và bài bản.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 1.

Mới đây, nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã là đơn vị đầu tiên được trao chứng nhận trung hòa carbon (Net Zero) theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.

Sự kiện này tạo được tiếng vang và tác động tích cực trong bối cảnh "cuộc đua" đến Net Zero (đạt phát thải ròng bằng "0") vào năm 2050 ngày càng được quan tâm, để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế tại COP26.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 2.

Đây là một kết quả bước đầu tích cực, nhưng có thể nói, hành trình để đến được sự phát triển bền vững tại các trang trại của Vinamilk đã bắt đầu từ hơn 15 năm trước và không chỉ tại trang trại bò sữa Nghệ An mà trên tất cả 13 trang trại thuộc hệ thống trên cả nước.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 3.

Để đạt chứng nhận này, 2 đơn vị thành viên Vinamilk tại Nghệ An đã trung hòa tổng cộng 17.560 tấn CO2 phát thải - tương đương với lượng hấp thụ của khoảng 1,7 triệu cây xanh trưởng thành.

Đặc biệt, có trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An, là mô hình chăn nuôi – lĩnh vực được đánh giá là đầy thách thức trong việc cắt giảm – trung hòa khí nhà kính. Tính riêng trang trại này, lượng phát thải đã được trung hòa là 12.560/17.560 tấn CO2.

Với mục tiêu giảm thiểu "dấu chân Carbon", các trang trại Vinamilk đã cắt giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Để làm được điều này, Vinamilk vận dụng nguyên tắc: Đầu ra của quá trình này được tận dụng triệt để làm đầu vào cho quá trình khác; từ đó không chỉ giảm phát thải mà còn giảm khai thác tài nguyên, chi phí xử lý chất thải và hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành trang trại.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 4.

Cụ thể, toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi sẽ được thu gom bằng hệ thống hiện đại và xử lý với công nghệ biogas. Đầu ra của quá trình này là phân bón hữu cơ cho cây trồng, giúp cải tạo đất; khí đốt đun nóng nước thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ và phục vụ cho sinh hoạt, hoạt động của trang trại.

Lấy dẫn chứng ở riêng trang trại Green Farm Tây Ninh với quy mô 8.000 con bò bê, với 500 tấn phân thải ra mỗi ngày, hệ thống xử lý với công nghệ biogas đã cung cấp 100% phân bón hữu cơ cho 500ha đồng cỏ, xử lý được các vấn đề về môi trường. Đồng thời, đơn vị cũng tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng tiền điện mỗi tháng khi dùng năng lượng khí đốt từ biogas thay thế. Hay sáng kiến máy sấy khăn và quần áo bảo hộ lao động với năng lượng từ biogas cắt giảm được lượng lớn điện năng khoảng hơn 140.000 kwh/năm tiết kiệm được hơn 274 triệu đồng/năm.

Đánh giá về nỗ lực này, ông Nguyễn Việt Dũng - tổng giám đốc Bureau Veritas, đơn vị chứng nhận PAS2060:2014 cho trang trại của Vinamilk - nói: "Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính và tiến tới Net Zero trong ngành sữa là rất thách thức. Mục tiêu này đòi hỏi việc đầu tư cho các giải pháp một cách toàn diện. Có thể nói, các kết quả của Vinamilk đạt được có giá trị khích lệ rất lớn cho tiến trình Net Zero của ngành sữa nói chung."

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 5.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc - chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), chia sẻ: "Năm 2012 - Vinamilk lần đầu tiên công bố báo cáo Phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế một cách tự nguyện. Tại thời điểm đó, việc quản lý khí nhà kính hay giảm thiểu dấu chân carbon trên toàn bộ chuỗi giá trị có lẽ còn mơ hồ và khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp nhưng Vinamilk đã triển khai với nhiều dự án".

Vinamilk xác định rằng cắt giảm, trung hòa và đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 đã không còn là "sự lựa chọn" mà là "con đường bắt buộc". Trên con đường đó, doanh nghiệp cần phải chạy đua với thời gian, với cơ hội và với chính mình. Mục tiêu Net Zero vào năm 2050 sẽ không cho phép đơn vị có sự trì hoãn hay thay đổi kế hoạch.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 7.

Các trang trại của Vinamilk đã có những bước đi rất sớm trong tiến trình xây dựng các trang trại theo hướng bền vững. Có thể kể đến là trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, năm 2017, ngay từ khi khánh thành đã được tổ chức toàn cầu Control Union (Hà Lan) chứng nhận là trang trại bò sữa organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Hay trước khi đạt chứng nhận Trung hòa Carbon PAS 2060:2014 thì trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An cũng là trang trại đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) vào năm 2015.

Hiện tại, 100% trang trại Vinamilk đều đã đạt chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu - Global GAP, sử dụng năng lượng biogas, năng lượng mặt trời. 100% đất của trang trại được canh tác theo phương pháp hữu cơ… Các chỉ tiêu về tiết kiệm tài nguyên, tuần hoàn nước, chất lượng nguồn đất, phát thải CO2 đều được đo đạc, theo dõi hàng năm qua các báo cáo chuyên môn.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 8.

Hầu hết các trang trại đều dành từ 50-70% diện tích cho mảng xanh cũng như phát triển các hồ nước điều hòa sinh thái. Việc này không chỉ giúp hấp thụ lượng CO2 thải ra trong quá trình chăn nuôi mà còn tạo ra vùng khí hậu mát mẻ, dễ chịu và thuận lợi hơn cho việc phát triển đàn bò sữa ngay tại miền nhiệt đới.

Doanh nghiệp này đã dành ra vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp ước tính là hơn 3.000 tỉ đồng (130 triệu USD) cho 3 trang trại sinh thái Green Farm tại Tây Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa. Đây là những trang trại Vinamilk đang xây dựng theo mô hình nông nghiệp bền vững điển hình, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, thực hành nông nghiệp tái tạo, sử dụng năng lượng xanh – sạch. Hướng đến các trang trại không chỉ có tiêu chuẩn quốc tế, mà còn đáp ứng được các khía cạnh về phát triển bền vững theo xu hướng thế giới.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 9.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 10.


Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 11.

Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững được tính toán toàn diện ngay từ đầu đã cho thấy vai trò tiên phong của Vinamilk trong hành trình tiến đến Net Zero. Điều này không chỉ có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa, nông nghiệp nói chung theo hướng tiên tiến, bền vững phù hợp với những xu hướng chung của thế giới.

Phát triển bền vững cần được nhìn nhận như là bài toán của doanh nghiệp chứ không phải là một tương lai xa vời. Hơn thế, bài toán này cũng cần được nhìn ở cả 2 khía cạnh: Rủi ro và cơ hội song hành. Doanh nghiệp càng lớn, rủi ro (nếu không đầu tư cho phát triển bền vững) càng lớn nhưng cơ hội mà họ có được khi là người đi đầu cũng tỷ lệ thuận với sự tiên phong của họ. Do đó, phát triển bền vững nói chung và câu chuyện ngành sữa, chăn nuôi bò sữa nói riêng không phải là xu hướng mà là chiến lược và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp với bài toán cụ thể của chính mình.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 12.

Đơn cử câu chuyện Net Zero, không phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Theo nghiên cứu cho thấy, nếu khí nhà kính tiếp tục khiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên 3,2oC vào năm 2050 thì ước tính 18% GDP toàn cầu sẽ bốc hơi. Điều đó đồng nghĩa với tác động lên toàn bộ các doanh nghiệp là không nhỏ. Tuy nhiên, vai trò của các doanh nghiệp lớn sẽ có yếu tố dẫn dắt và tạo động lực. Khi họ chuyển đổi, tác động họ tạo ra là lớn hơn lên tiến trình thực hiện mục tiêu chung. Bên cạnh đó, họ sẽ là động lực kéo theo sự thay đổi trong chuỗi giá trị của mình.

Quay lại với Vinamilk và ngành sữa, các trang trại của họ đang đóng vai trò như hạt nhân, để tạo động lực phát triển theo hướng xanh hơn cho chính ngành chăn nuôi bò sữa, cho người nông dân liên kết với họ trong việc cung cấp thức ăn cho đàn bò... Điều này tiến tới hình thành những vùng nông nghiệp xanh và bền vững, có lợi cho tất cả các bên liên quan, trong đó có cả "môi trường".

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 13.

Nhận định thêm về điều này, ông Brian Lindsay, Giám đốc của Khung phát triển bền vững ngành sữa thế giới (DSF) chia sẻ: "Ngành sữa trên toàn cầu đang có các mô hình sản xuất khác nhau và rất đa dạng. Hiện nay, chúng tôi đang xác định các quốc gia có ngành sữa đang phát triển, tiếp cận những người tiên phong để cùng trao đổi và triển khai các mô hình tại quốc gia của họ. Chúng tôi rất mong đợi để hợp tác cùng Vinamilk trong tiến trình này, với vai trò là một doanh nghiệp dẫn đầu và tiên phong tại Việt Nam".

Bà Trần Thị Lan Anh - tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá Vinamilk không chỉ là một thành viên tích cực của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Vinamilk cũng đã tham gia và liên tục đạt "Top 10 doanh nghiệp bền vững Việt Nam" trong nhiều năm của Chương trình đánh giá công bố doanh nghiệp bền vững, góp tiếng nói, đưa ra nhiều kiến nghị thiết thực tại các kỳ Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam.

Theo đuổi chiến lược xanh, Vinamilk đầu tư như thế nào cho các trang trại? - Ảnh 14.

 
PHẠM DƯƠNG
 
VINAMILK CUNG CẤP
 
HẢI PHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên