Phóng to |
Người biểu tình ủng hộ WikiLeaks đeo mặt nạ hình ông Assange ở London - Ảnh: AFP |
Hãng dầu khí Hà Lan - Anh Shell chính là thủ phạm gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng châu thổ Niger. Theo ước tính của Tổ chức Ân xá quốc tế, trong 40 năm qua đã có tới 1,05-1,52 tỉ lít dầu rò rỉ ra môi trường châu thổ Niger, phần lớn xuất phát từ các đường ống dẫn dầu của Shell. |
Bà Pickard thậm chí còn khoe có lần nhận được thư báo tin chính quyền Nigeria mời gọi Trung Quốc vào khai thác dầu, dù trước đó Bộ trưởng Dầu mỏ Odein Ajumogobia phủ nhận tin này với Shell. Tài liệu mật của Mỹ cũng cho thấy Shell bắn thông tin tình báo cho chính quyền Mỹ về việc các quan chức Nigeria bị tình nghi hỗ trợ phiến quân, đổi lại xin Washington thông tin việc phiến quân Nigeria.
Guardian dẫn lời nhà hoạt động Celestine AkpoBari thuộc Tổ chức Social Action Nigeria nhận định Shell và Chính phủ Nigeria là “hai mặt của một đồng tiền”, thậm chí cho rằng Shell còn có quyền lực hơn cả chính quyền Nigeria.
Các tài liệu khác cho thấy Mỹ rất quan ngại về vai trò của Trung Quốc ở châu Phi. Các quan chức ngoại giao Mỹ xác định Trung Quốc đầu tư vào châu Phi vì mục tiêu khai thác tài nguyên và tranh thủ lá phiếu ủng hộ của châu Phi ở Liên Hiệp Quốc. Một bức điện tín cho thấy công ty Trung Quốc giành hợp đồng cung cấp thiết bị theo dõi điện thoại cho Kenya sau khi hối lộ các quan chức nước này.
Một cuộc chiến tranh trên mạng Internet đã nổ ra sau khi người sáng lập trang web WikiLeaks Julian Assange bị bắt giữ tại Anh. Hãng tin Reuters cho biết một tổ chức tin tặc có tên Ẩn danh (Anonymous) đã mở hàng loạt cuộc tấn công nhắm vào các công ty đã tẩy chay WikiLeaks và các chính trị gia chống ông Assange.
Theo Reuters, mới đây trang web của hai tập đoàn thẻ tín dụng Visa Card và MasterCard tại Mỹ bị tê liệt trong vài giờ. Hôm qua 9-12, đại diện Visa Card và MasterCard khẳng định hệ thống vi tính của hai hãng này đã hoạt động bình thường trở lại, các dữ liệu tài khoản không bị đánh cắp.
Dù vậy, MasterCard cho biết một số khách hàng của hãng đã không thể trả tiền qua mạng bằng phần mềm của MasterCard. Trước đó, Visa Card và MasterCard đã ngừng các khoản thanh toán thẻ tín dụng cho trang WikiLeaks.
“Bất cứ ai theo chủ trương chống WikiLeaks đều nằm trong phạm vi tấn công của chúng tôi” - một thành viên nhóm Ẩn danh tuyên bố với phóng viên Hãng tin AFP trong một cuộc trò chuyện qua mạng. Nhóm này cho biết bắt đầu với dưới 50 người, nhưng hiện số lượng thành viên đã lên đến 4.000.
Trước đó, nhóm Ẩn danh đã tấn công trang blog của Công ty dịch vụ tài chính PayPal khiến trang web này tê liệt trong tám giờ. Mới đây, đại diện PayPal lên tiếng thừa nhận đã đóng tài khoản WikiLeaks sử dụng để nhận tiền quyên góp theo lệnh của chính quyền Washington. “Ngày 27-11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thư cho chúng tôi khẳng định các hành vi của WikiLeaks vi phạm luật pháp Mỹ, do đó chúng tôi buộc phải đóng băng tài khoản của WikiLeaks” - Reuters dẫn lời phó chủ tịch PayPal Osama Bedier.
Ngoài ra, nhóm Ẩn danh cũng tấn công trang web cá nhân của cựu ứng cử viên phó tổng thống Mỹ Sarah Palin và thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman, chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa thượng viện. Bà Palin từng chỉ trích ông Assange là “kẻ khủng bố chống Mỹ”, còn ông Lieberman gây sức ép buộc các công ty tài chính tẩy chay WikiLeaks. Nhóm Ẩn danh cũng tấn công trang web của cơ quan công tố Thụy Điển và của luật sư đại diện hai phụ nữ Thụy Điển kiện ông Assange về tội cưỡng dâm.
AFP dẫn lời chuyên gia vi tính Sean-Paul Correll thuộc Hãng an ninh mạng Panda Security nhận định nhóm Ẩn danh rất mạnh và có thể sẽ còn tổ chức nhiều cuộc tấn công trên mạng quy mô lớn. Trong khi đó, ông Assange khẳng định không hề có quan hệ với nhóm Ẩn danh. “Assange không ra lệnh cho nhóm Ẩn danh thực hiện các vụ tấn công” - Reuters dẫn tuyên bố của luật sư Mark Stephens, người đại diện ông Assange ở Anh. Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng những vụ tấn công kiểu này sẽ càng khuyến khích giới tin tặc mũ đen làm loạn trên mạng.
Hiện vẫn chưa rõ ông Assange sẽ áp dụng chiêu công bố mật mã truy cập khối tài liệu nặng 1,4 gigabyte chứa toàn bộ hồ sơ mật của Mỹ hay không. CNN dẫn lời một số chuyên gia công nghệ hàng đầu nhận định Mỹ sẽ không thể phá mật mã này để tiêu hủy số tài liệu trên mạng Internet. Bởi kể cả các chuyên gia giỏi nhất cũng sẽ phải mất hàng năm trời mới có thể vượt qua bức tường kỹ thuật số do ông Assange dựng lên và khi đó đã là quá muộn.
Theo Reuters, Mỹ đang lo ngại WikiLeaks sẽ công bố các tài liệu về nghi can khủng bố ở nhà tù Guantanamo, một chủ đề nhạy cảm có thể khiến Washington mất mặt. Trước đó ông Assange từng khẳng định đã sở hữu các tài liệu về Ngân hàng Mỹ (Bank of America) và Hãng dầu khí Anh BP.
Sky News đưa tin mới đây nhóm luật sư của ông Assange đã được tòa án cho phép vào nhà tù gặp ông để chuẩn bị cho cuộc điều trần mới trước tòa vào ngày 14-12.
Tin bài liên quan:
Chiến trường thông tin bắt đầuCác công ty gây bất lợi cho Wikileaks bị tấn côngHai mặt trận chống WikiLeaksWikiLeaks ai tiết lộ ai?“Hậu trường truyền thông” WikiLeaks
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận