02/08/2013 05:56 GMT+7

Thêm nhiều cánh cửa tri thức

THU HÀ
THU HÀ

TT - "Tôi biết đến Khởi sinh của cô độc của Paul Auster qua bài viết "Ðau lòng sổ bụi, những bức thư không gửi" của Trần Trọng Vũ. Anh Vũ viết bài này trong khi biên soạn và chọn lọc từ di cảo khổng lồ của bố anh, nhà thơ Trần Dần, để in thành sách...

SDjFeHan.jpgPhóng to
GS Ngô Bảo Châu: “Sách, nhất là sách văn học, cho con người ta thỏa mãn khát vọng sống nhiều cuộc sống hơn” - Ảnh: Ngọc Thắng

Ba năm sau khi đọc bài viết của anh Trần Trọng Vũ, tôi mới tìm đọc Khởi sinh của cô độc, vào lúc mà chính tôi cảm thấy nhu cầu lục lọi lại quá khứ, một quá khứ tưởng chừng như đang tuột khỏi tay mình. Ðọc quyển sách này đối với tôi là một sự cứu rỗi".

Thật khó mà cưỡng được sức hấp dẫn của lời giới thiệu trên đây, khi đứng trước quầy sách với hàng ngàn cuốn đang mời gọi. Vì ngoài sức hấp dẫn của ngôn từ và sự trải nghiệm bản thân, nó còn có sức hấp dẫn của thương hiệu: người giới thiệu cuốn sách chính là GS Ngô Bảo Châu. Và Khởi sinh của cô độclà cuốn thứ 17 trong tủ sách "Cánh cửa mở rộng" mà GS Ngô Bảo Châu cùng với nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu. Cùng ra mắt đợt này với tác phẩm của Paul Auster, còn có Núi Thần- cuốn tiểu thuyết lớn nhất của nhà văn Ðức đoạt giải Nobel Thomas Mann và Tất cả chúng ta đều là cácủa Neil Shubin. Tất cả đều "nặng", theo nhiều nghĩa: dày dặn, không dễ đọc và... khá đắt (vì in giấy tốt).

Trong buổi ra mắt của ba cuốn sách, có khá nhiều người làm xuất bản, các nhà sách tư nhân, các biên tập viên của nhiều NXB khác, các tác giả, dịch giả... Ai cũng khẽ lắc đầu chia sẻ cùng nhau: năm nay không phải là một năm thuận lợi của sách vở: giá giấy công in lên, tiền bản quyền lên, sức mua giảm thê thảm do suy thoái kinh tế; trong hàng trăm nhu cầu thường nhật, sách vở, nhất là sách văn học, dễ bị chọn để cắt giảm đầu tiên. Vì thế, các NXB cũng giảm hẳn số đầu sách ra, và chủ yếu tái bản những cuốn ăn khách. Và việc cuốn thứ 15, 16, 17 của tủ sách "Cánh cửa mở rộng" (NXB Trẻ) kiên trì và nhẫn nại ra mắt, dẫu cho lượng bản in ra không mấy khả quan và diện "phủ sóng" chưa đủ rộng, chứng tỏ tâm huyết, sự bền bỉ và cả một chút "gàn dở" của những người chủ trương duy trì tủ sách này.

GS Ngô Bảo Châu tâm sự khi được hỏi về lý do theo đuổi dự án sách kinh điển này - một công việc hoàn toàn xa lạ với chuyên môn toán học của ông: "Cuộc đời chỉ cho mỗi người một sự lựa chọn, anh đã chọn con đường này thì anh không thể đi con đường khác, anh đã sống cuộc sống này thì không thể sống cuộc sống khác. Sách, nhất là sách văn học, cho con người ta thỏa mãn khát vọng sống nhiều cuộc sống hơn. Mỗi cuốn sách là một cánh cửa mở ra một cuộc sống khác nữa".

17 "cánh cửa" hiện mới chỉ mở về phía văn học và văn minh phương Tây, nơi hai nhà tuyển chọn và giới thiệu có lợi thế là sống, làm việc, am hiểu và thành đạt ở đó. Cũng không phải "cánh cửa" nào mở ra cũng được chào đón. Xác thịt về đâucủa Samuel Butler - một cuốn tiểu thuyết từng sôi sục thời nó xuất hiện cuối thế kỷ 19 - nay im lìm khi hiện diện trên kệ sách VN đầu thế kỷ 21 vì vấn đề đặt ra đã quá lỗi thời, trong khi giọng văn không có gì hấp dẫn người đọc VN đang ngày một khó tính. Hay Phải trái đúng sairất giá trị với một nhóm độc giả chọn lọc nhưng đại chúng thờ ơ... Bài toán về cân bằng các giá trị trong một thị trường tiêu thụ sách gặp buổi cơ hàn đủ làm đau đầu không chỉ những người chủ trì tủ sách "Cánh cửa mở rộng" mà cả giới xuất bản.

Dù sao mặc lòng, cửa đã mở, thêm một cơ hội để tri thức nhân loại được chia đều hơn, và những ai nhận được - dù ít dù nhiều từ những cuốn sách không hề dễ đọc trong "Cánh cửa mở rộng" - đều có một chút tri ân với những người làm sách, vì biết rằng sẽ còn nhiều cánh cửa nữa mở ra, và nhiều người nữa sẽ cùng dịch, tuyển, giới thiệu và chịu bỏ tiền xuất bản những cuốn sách ấy.

THU HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Kh\u1edfi sinh c\u1ee7a c\u00f4 \u0111\u1ed9c c\u1ee7a Paul Auster qua b\u00e0i vi\u1ebft "\u00d0au l\u00f2ng s\u1ed5 b\u1ee5i, nh\u1eefng b\u1ee9c th\u01b0 kh\u00f4ng g\u1eedi" c\u1ee7a Tr\u1ea7n Tr\u1ecdng V\u0169. Anh V\u0169 vi\u1ebft b\u00e0i n\u00e0y trong khi bi\u00ean so\u1ea1n v\u00e0 ch\u1ecdn l\u1ecdc t\u1eeb di c\u1ea3o kh\u1ed5ng l\u1ed3 c\u1ee7a b\u1ed1 anh, nh\u00e0 th\u01a1 Tr\u1ea7n D\u1ea7n, \u0111\u1ec3 in th\u00e0nh s\u00e1ch... " />