05/12/2024 13:59 GMT+7

Thể thao có tác dụng gì với trẻ khuyết tật?

Thể thao mở ra cánh cửa có thể giúp trẻ em khuyết tật vượt qua giới hạn bản thân, mang lại sự tự tin và phát triển các kỹ năng sống thiết yếu.

Thể thao có tác dụng gì với trẻ khuyết tật? - Ảnh 1.

Dù đôi tai không nghe được nhưng bù lại đôi chân của các em mạnh mẽ hơn - Ảnh: THANH ĐỊNH

Ngày hội cho trẻ em khuyết tật

Cuối tuần rồi, tại sân vận động Hoa Lư (TP.HCM) đã diễn ra cuộc thi “Thể thao chắp cánh ước mơ” lần thứ 7 được tổ chức bởi Trung tâm thể dục Bằng Tâm.

Sự kiện hướng đến Ngày khuyết tật thế giới (3-12). Cuộc thi quy tụ hơn 300 VĐV tham dự với thành phần chủ yếu là các em học sinh cấp 1 và khách mời.

Đáng chú ý, cuộc thi còn có sự góp mặt của những VĐV đặc biệt là các em gặp các vấn đề về khiếm thính, câm, điếc.

Mỗi người sinh ra đều xứng đáng có cơ hội trải nghiệm niềm vui và lợi ích của thể thao, bất kể khả năng thể chất. Tuy nhiên, việc chơi và tập luyện thể thao của các em khuyết tật vấp phải nhiều khó khăn.

Thể thao có tác dụng gì với trẻ khuyết tật? - Ảnh 2.

Các em học sinh của Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh - Ảnh: THANH ĐỊNH

Đồng hành cùng các em tham dự cuộc thi, soeur Dương, làm việc tại Trường tư thục Giáo dục chuyên biệt Anh Minh (Bình Thạnh) chia sẻ với Tuổi Trẻ Online: “Thực sự các em học sinh trường mình rất mê được học thể dục, chơi thể thao và các con luôn khát khao có được sân chơi để được thi đấu như thế này.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất khi chơi thể thao đa phần đến từ sự tự ti của các em, khi các em thu mình lại, không thực sự thoải mái".

Thể thao giúp ích nhiều cho trẻ khuyết tật - Ảnh 3.

Các em khuyết tật được thi đấu với các bạn bè khác cùng trang lứa - Ảnh: THANH ĐỊNH

Đồng quan điểm với soeur Dương, thầy Phạm Đăng Khoa - người có hơn 6 năm dạy các em học sinh tại các trường chuyên biệt - cũng cho rằng chính sự tự ti về bản thân mình khiến các em gặp trở ngại khi chơi thể thao.

Ngoài ra, thầy cũng cho biết những ngày đầu dạy giao tiếp, kết nối với các em là điều vất vả nhất. Tuy nhiên, chính vì sự cố gắng từ các em, kèm theo sự hỗ trợ từ các thầy cô, thầy Khoa cũng dần vượt qua khoảng cách để hướng dẫn, truyền đam mê thể thao cho các em.

Thể thao giúp các em tiến gần hơn cánh cửa ra xã hội

Điều đặc biệt trong cuộc thi là các em khiếm thính, câm, điếc thi đấu chung với các bạn bình thường ở các nội dung cá nhân như chạy 100m, chạy 5km và đi bộ chậm.

Thể thao giúp ích nhiều cho trẻ khuyết tật - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm mong muốn mang đến một sân chơi bổ ích cho các em khuyết tật - Ảnh: THANH ĐỊNH

Đây là điều nhân văn mà chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm, cựu VĐV nhảy cao, cũng là nhà sáng lập trung tâm, mong muốn mang đến sự công bằng cho các bạn: “Đây là lần thứ 7 tôi tổ chức sân chơi này với mong muốn kéo gần hơn khoảng cách của các em thiếu sự may mắn trong cơ thể với các bạn bè đồng trang lứa”.

Chị Tâm cũng cho biết những lợi ích rất lớn khi trẻ tập luyện thể thao thường xuyên: “Thể thao giúp các em cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện hệ tim mạch và hô hấp, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Đồng thời sẽ giúp phát triển các kỹ năng nhận thức như rèn luyện sự tập trung, tư duy, khả năng phản xạ và giải quyết vấn đề từ việc chơi các môn thể thao.

Từ đó nâng cao kỹ năng xã hội khi tham gia các hoạt động thể thao tập thể giúp trẻ em khuyết tật bỏ qua rào cản về khiếm khuyết cơ thể mà tương tác với bạn bè khác, học hỏi tinh thần đồng đội”.

Thể thao giúp ích nhiều cho trẻ khuyết tật - Ảnh 5.

Ngày hội ý nghĩa dành cho các em học sinh thiếu may mắn được thi đấu với các bạn đồng trang lứa - Ảnh: THANH ĐỊNH

Dù bị khuyết tật một phần cơ thể nhưng đến với thể thao, những trẻ kém may mắn có thể cảm nhận được mình như người bình thường, có sức khỏe, sự tự tin và lạc quan để thực hiện những giấc mơ trong đời.

Thể thao: Chìa khóa giúp trẻ khuyết tật bước ra xã hội - Ảnh 7.Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Người khuyết tật ‘tàn nhưng không phế’

Mình tên là Trần Thị Huỳnh Như (43 tuổi, quê ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) hiện đang là thông dịch viên tiếng Hàn tại TP.HCM. Cơn sốt bại liệt năm 3 tuổi đã làm Như sống với đôi chân khuyết tật hơn hai mươi năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên