“Dạ thưa thầy”Nhức nhối chuyện "làm tiền" nơi cửa lớp tại chứcHọc viên mời thầy đi bar, nhảy đầm
Song hình ảnh này đang dần trở nên mai một trong xã hội ngày nay. Đó là thực tế buồn, là thực trạng đáng xấu hổ của ngành giáo dục.
Từ thực trạng học trò rủ thầy... đi nhậu, trò đến nhà thầy không phải để thăm mà để xin điểm, thầy trò gặp nhau giữa đường mặt đối mặt song chỉ... né qua một bên, đến câu hỏi bật ra trong bài “Dạ thưa thầy” (Tuổi Trẻ 27-12) về ngôi vị thứ hai trong xã hội của người thầy vốn ngày xưa được đặt trước cả cha mẹ (quân - sư - phụ) giờ đang nằm ở đâu trong xã hội ngày nay rất đáng để suy ngẫm.
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng trước hết tôi nghĩ cần xem lại vai trò và hình ảnh người thầy ngày nay. Tôi tin rằng cuộc sống luôn vận động và giáo dục nói chung, mối quan hệ thầy trò nói riêng, cũng không ngoại lệ. Xã hội hiện đại tất yếu tạo ra cách thức giao tiếp, mối quan hệ thầy - trò theo xu hướng hiện đại, cởi mở hơn. Tuy nhiên, ranh giới giữa xu hướng hiện đại trong giao tiếp, quan hệ thầy - trò và sự “ngang hàng hóa”, “rẻ hóa” hình ảnh người thầy hiện rất mong manh. Giáo dục hiện đại đòi hỏi sự thay đổi vai trò của người thầy, từ một người truyền thụ kiến thức mang tính kinh điển một chiều thành một người vừa truyền thụ kiến thức, vừa đồng hành sẻ chia và gần gũi như người bạn. Tuy vậy, cần biết rằng “như bạn” mà “không phải là bạn”.
Nếu như trước kia việc một người thầy ngồi quán cà phê hay quán nhậu với học trò của mình được nhiều người xem là “chuyện động trời” thì nay chuyện đó hết sức bình thường. Tuy vậy, người thầy cần ý thức rõ vai trò, hình ảnh của mình trong mắt học trò. Vì nhiều lý do thầy - trò có thể “chung mâm”, song không vì thế mà họ ngang hàng nhau. Thực tế nhiều người thầy không ý thức rõ điều ấy, không chỉ “vô tư” bù khú với sinh viên vốn dễ tạo ra hình ảnh khó coi trong mắt học trò, họ còn “hồn nhiên” cùng học trò tham gia những cuộc vui vốn cần ranh giới. Tóm lại, nhiều người thầy đã không biết cách tự giới hạn mình; khi ấy học trò dù rất nể trọng nhưng qua hình ảnh và tình huống không hay, người thầy vô hình trung đánh mất đi hình ảnh đẹp và sự kính nể của học trò dành cho mình.
Tương tự, trừ những trường hợp cá biệt, bằng quan sát cá nhân, tôi tin rằng khi học trò đến nhà thầy không phải để thăm mà cốt để xin điểm hẳn học trò đã có ít nhiều “thông tin” về người thầy đó, tức không hẳn học trò dám gợi ý việc xin điểm nếu đó là người thầy mẫu mực, nghiêm nghị trong vô số người thầy khác. Cũng như vậy, việc học trò gọi người thầy là “ông A”, “bà B” với hàm ý ít tôn trọng mà không bằng từ “thầy”, “cô” vốn đẹp đẽ và hàm ý kính trọng thường xuất phát từ cách người thầy giao tiếp với học trò của mình.
Tóm lại, tôi cho rằng để hình ảnh người thầy luôn đẹp trong mắt xã hội, đặc biệt là học trò của mình, để hành động khoanh tay “Dạ thưa thầy” khi trò gặp lại thầy dù ở lứa tuổi, cương vị nào vốn đẹp đẽ không bị mai một, hơn ai hết người thầy cần xem lại mình.
Từ ngày 24 đến 27-12, mục “Giáo dục dưới mắt mọi người”, “Câu chuyện giáo dục” đã nhận được nhiều chia sẻ, bài viết của các tác giả: Trọng Thức (Hà Nội), Nguyễn Văn Giang (Bắc Ninh), Đào Thọ Văn (Nghệ An), Lê Đức Lang (Bình Định), Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Học (Đà Nẵng), Nguyễn Vương Á Đông (Vũng Tàu), Trương Khánh Duy, Trần Văn Sinh (Đồng Nai), Trần Văn Tám, Lưu Vĩnh, Hữu Chơn, Lê Phương Trí (TP.HCM), Phùng Minh Khôi, Nguyễn Thị Ngọc Thùy, Lê Ngọc Hạnh (Bình Dương), Nguyễn Thanh Dũng (Long An), Lê Lam Hồng (Sóc Trăng), Đặng Xuân Nhi (Cần Thơ), Nguyễn Hữu Nhân, Dương Minh Trí (Đồng Tháp), Mai Văn Sang (Vĩnh Long), Lê Công Sĩ, Trần Thành Nghĩa (Trà Vinh), Nguyễn Thị Hải Vân (Kiên Giang), cùng các tác giả Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hoàng Việt Lâm, Nguyễn Vũ Thanh Hằng, Dũng Mạnh, Chính Văn... Mời bạn đọc tiếp tục gửi bài cộng tác về cho hai chuyên mục trên qua địa chỉ email giaoduc@tuoitre.com.vn hoặc trực tiếp đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM). |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận