10/03/2021 11:03 GMT+7

Thanh niên là người gánh vác

HÀ THANH thực hiện
HÀ THANH thực hiện

TTO - "Đoàn cần tìm ra những chủ đề, chủ điểm mới có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tiễn" - ông Vũ Trọng Kim, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, chia sẻ nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn.

Thanh niên là người gánh vác - Ảnh 1.

Các bạn trẻ TP.HCM trồng cây xanh trong Tháng thanh niên hưởng ứng mục tiêu trồng mới 1 tỉ cây xanh cùng cả nước giai đoạn 2021-2025 - Ảnh: Q.LINH


"90 năm là dấu mốc có ý nghĩa rất lớn với tổ chức Đoàn. Tôi mong Đoàn luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình, mong muốn thế giới nhìn thấy thanh niên Việt Nam có lòng yêu nước, lý tưởng, ước mơ, sáng tạo, làm nên những kỳ tích mới.

Ông VŨ TRỌNG KIM

10 năm sau công cuộc đổi mới, năm 1996 ông Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khóa VI. 

Ngay sau đó, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII tiếp tục phát triển hai phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" lên một tầm cao mới. Phong trào cô đọng, chỉ cần nghe tên phong trào là biết được nhiệm vụ, cụ thể hóa nhiệm vụ vào từng đối tượng thanh niên. Ông Kim, hiện là đại biểu Quốc hội, chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, chia sẻ:

- Các bạn còn nhớ "SV 96" (tên gọi của một trò chơi truyền hình do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ GD-ĐT, VTV phối hợp tổ chức) là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy tinh thần học tập "Vì ngày mai lập nghiệp", lôi cuốn thanh niên vào học nghề, vươn lên lập thân lập nghiệp, tìm kiếm công ăn việc làm. Bên cạnh đó thanh niên tình nguyện, xung phong đi hải đảo, miền núi, đến các vùng kinh tế mới và đi khắp mọi nơi Tổ quốc cần.

Tuy nhiên, những năm đầu đổi mới đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn. Với vai trò của tổ chức Đoàn, phải đi sâu đánh giá tình hình thanh niên, tìm hiểu một cách đầy đủ về tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, phân tích để thanh niên thấy được đất nước đang đòi hỏi điều gì, thanh niên hơn ai hết phải là người đáp ứng được những đòi hỏi đó.

* Giai đoạn đó, Đoàn đã làm gì để đồng hành cùng thanh niên, đáp ứng được những đòi hỏi của đất nước?

- Đúng vào đêm giao thừa thế kỷ mới, 20 cụm trường đại học và cao đẳng trên toàn thủ đô tổ chức 20 diễn đàn thanh niên "Chào thế kỷ mới: Thanh niên làm gì cho Tổ quốc hôm nay?". Chủ đề "Năm thanh niên tình nguyện" được gọi tên, màu áo xanh tình nguyện của thế hệ trẻ cũng ra đời từ đó và đồng loạt khởi động hơn chục dự án, chương trình thanh niên trên toàn quốc.

*Cụ thể là những dự án nào, thưa ông?

- Tiêu biểu là dự án xóa cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng cầu nông thôn mới bằng giải pháp của Đoàn thanh niên, được Bộ GTVT nhiệt tình ủng hộ, mở ra một chương trình mới do Chính phủ phê duyệt với cơ chế vốn 60+30+10 (Chính phủ đầu tư vốn 60%, địa phương 30%, công thanh niên 10%).

Ngay trong loạt đầu tiên, 475 cây cầu được xây ở 5 tỉnh ĐBSCL, sau đó liên tục xây dựng hàng ngàn cây cầu khác. Thanh niên làm cầu ở đâu, dân cho ăn ngủ ở đó. Người dân vui vì nhờ thanh niên mà có cây cầu cho trẻ đi học, không còn sợ té nước. Ngày 26-3 năm vừa rồi tôi đến Cà Mau, thăm lại những cây cầu ấy, nó vẫn sừng sững hiên ngang sau mấy chục năm trời.

Thanh niên là người gánh vác - Ảnh 3.

Ông Vũ Trọng Kim - Ảnh: NAM TRẦN

* Trước bối cảnh hiện nay, công tác Đoàn cần có bước đột phá gì để đáp ứng đòi hỏi của đất nước?

- Hiện nay yêu cầu của mọi việc cao hơn, nhu cầu của thanh niên lớn hơn và mong muốn của thanh niên đa dạng hơn, tôi nghĩ cần bắt nguồn từ đó để thấy rằng công tác Đoàn cần tiến hành khoa học, bài bản. Không thể áp dụng cho mọi đối tượng thanh niên một nội dung, một phương thức mà nghiên cứu sâu từng đối tượng xem "thực đơn" của thanh niên là gì, mong muốn của họ ra sao và tính khả thi như thế nào?

Đoàn cần tham mưu cho Chính phủ có những quyết định mạnh mẽ hơn về sử dụng, bồi dưỡng thanh niên; có phân công bộ ngành chủ trì, kết nối, lồng ghép mục tiêu kinh tế với mục tiêu đào tạo, phát huy thanh niên.

Các tổ chức kinh tế, xã hội, kinh doanh dịch vụ cũng thế. Ví dụ các ngành có thể tạo ra "sàn đấu" cho thanh niên đua sức, đua tài. Mỗi "sàn đấu" là một mô hình đột phá vào những ngành nghề, lĩnh vực để mở ra con đường mới cho thanh niên phát triển.

* Ngoài ra, tổ chức Đoàn còn cần làm gì nữa, thưa ông?

- Đoàn cần tìm ra những chủ đề, chủ điểm mới, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong quá trình đổi mới và phát triển. Bởi thanh niên rất thích cái mới, đam mê sáng tạo, nếu không tìm ra cái mới, phù hợp môi trường mới, té ra là giáo điều, rập khuôn, duy ý chí. 

Kinh nghiệm của tổ chức phong trào thanh niên là có mở đầu và có kết thúc, nghĩa là không để cái cũ triền miên hết năm này tháng nọ, mà phải kịp thời mở ra chương mới phù hợp điều kiện khách quan.

Là đội viên thiếu niên gương mẫu ở vùng giải phóng xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, 16 tuổi, Vũ Trọng Kim được kết nạp vào Đoàn, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong tham gia lực lượng quần chúng khởi nghĩa Tết Mậu Thân tại Hội An, Thăng Bình vào năm 1968.

Ông có 14 năm được Trung ương Đoàn phân công về công tác tại vùng Tây Nguyên. Đầu năm 1993, ông được bầu làm Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, sau đó được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 1996 - 2001.

Tháng thanh niên 2021 tại TP.HCM: Tuổi trẻ cùng xây đô thị xanh Tháng thanh niên 2021 tại TP.HCM: Tuổi trẻ cùng xây đô thị xanh

TTO - Ngày khởi động Tháng thanh niên 2021 tại TP.HCM hôm 28-2 bắt đầu bằng nhiều phần việc để các bạn trẻ TP cùng góp sức xây dựng đô thị xanh, sạch, văn minh.

HÀ THANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên