Tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Xê - phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - đã trình bày dự thảo đề án ban QHLĐ của TP với cơ cấu gồm bốn tiểu ban là tiểu ban QHLĐ, tiểu ban thông tin tuyên truyền, tiểu ban chăm lo đời sống vật chất cho người lao động và tiểu ban chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
Tuy nhiên, khi tiếp cận dự thảo mô hình này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự lo lắng mô hình đã không phản ánh đúng bản chất thiết chế về QHLĐ mà đang đi theo hướng huy động cả hệ thống chính trị để can thiệp vào mối QHLĐ.
TS Nguyễn Mạnh Cường (giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển QHLĐ, Bộ LĐ-TB&XH) nói: “Phải xác định rõ bản chất của ban QHLĐ là giải quyết các vấn đề nội tại trong QHLĐ theo định hướng ba bên (giới chủ, người lao động, Nhà nước) chứ không phải để thực thi quyền lực nhà nước đối với QHLĐ”.
Ông Nguyễn Duy Vy, phó trưởng Ban chính sách pháp luật (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), cho rằng: “Phạm vi của mô hình nói trên là quá rộng và dàn trải, nên khoanh lại để phản ánh đúng thực chất QHLĐ ba bên, nếu không e rằng đích thực hiện sẽ có vấn đề”.
Hơn nữa, cũng theo ông Vy, cơ chế giải quyết đình công hiện còn tồn tại nhiều vấn đề, bế tắc cả về mặt chính sách pháp luật lẫn cả trên thực tiễn. Vì vậy thiết chế ra đời phải thiết thực, đúng bản chất QHLĐ mới có hiệu quả trong việc giải quyết đình công.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận