22/10/2006 04:06 GMT+7

Tháng Ramadan đến Brunei

LÊ NAM
LÊ NAM

TTCT - “Mấy ngày này nếu khát nước anh chịu khó chui vào xe hoặc đứng khuất vào đâu đó đừng để người Brunei nhìn thấy.

Hqc79V0Q.jpgPhóng to

Kỷ niệm 25 năm trị vì của mình (1992), quốc vương Brunei cho xây thánh đường Hồi giáo Jame Asr Hassanal Bolkiah (ảnh) trong vòng sáu năm với tổng kinh phí 200 triệu USD.

Đây là thánh đường Hồi giáo đẹp nhất châu Á với lối kiến trúc cực kỳ tinh xảo, cẩm thạch quí được chở từ Ý về để lát nền, vòm tháp mạ vàng, đỉnh tháp bằng vàng khối, các chùm đèn trần bên trong bằng pha lê mạ vàng nặng từ 1,5 - 3,5 tấn, ngoài sân những chiếc ghế đá được làm từ cả một khối đá hoa cương trắng muốt...

TTCT - “Mấy ngày này nếu khát nước anh chịu khó chui vào xe hoặc đứng khuất vào đâu đó đừng để người Brunei nhìn thấy.

Lang thang trong tháng Ramadan

Những nơi bán thức ăn, đồ uống vắng tanh nhưng sau 18 giờ lại đông nghẹt người. Ai nấy chỉ chăm chú ăn, gần như chẳng nói năng gì. Danny, một anh chàng Brunei trẻ tuổi, cho biết đến 0 giờ anh sẽ ăn thêm một lần nữa và trước khi mặt trời mọc anh cố ăn và uống cho đầy bụng để đối phó với một ngày... Tôi hỏi một người phục vụ trong nhà hàng nghĩ thế nào khi phải nhịn ăn, uống và phục vụ người ngoại đạo, anh bảo rằng đức tin sẽ giúp anh vượt qua, hơn nữa nếu ăn sẽ bị phạt tiền lần đầu đến hơn 300 đôla Brunei (BND, khoảng 3 triệu đồng VN) và 500 BND cho lần thứ hai, và “còn bị mọi người coi khinh nữa” - anh nói.

Trong tháng Ramadan người theo đạo Hồi hạn chế nói chuyện và làm việc để không mất sức. Không có một đám cưới nào được tổ chức, vợ chồng cũng không được gần nhau trong khoảng thời gian này. Các đền thờ Hồi giáo ở xứ này rất nhiều và cực đẹp, sang trọng, nhưng trong tháng Ramadan cấm người ngoại đạo vào thăm. Theo luật của đạo Hồi, người lạ không được phép chạm vào người khác phái trong bất kỳ trường hợp nào nếu không được sự đồng ý của họ hoặc họ chủ động đưa tay ra. Herman kể có lần một người khách nước ngoài nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi sắp ngã khi bước xuống thang ở siêu thị (cả nước chỉ có một siêu thị và một trung tâm thương mại với hàng hóa và kích thước đều không bằng siêu thị Co-op Mart hay thương xá Tax ở Q.1, TP.HCM), anh chàng nhanh nhẩu đưa tay ra đỡ chẳng những không nhận được một lời cảm ơn mà còn bị người phụ nữ đó và những người xung quanh… mắng.

Sau tháng Ramadan lần cuối cùng của tháng mười sẽ đến lễ Hari Raya. Đây là cơ hội duy nhất trong năm khách được vào cung điện gặp gỡ và nhận quà lưu niệm do quốc vương Brunei trao tặng (một thỏi sôcôla có dấu ấn của hoàng gia hoặc 5 BND nếu là trẻ em). Hoàng cung Istana Nurul Iman là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới với 1.788 phòng. Hằng năm có khoảng 50.000 lượt khách vào hoàng cung thăm trong dịp lễ quan trọng này…

Chuẩn bị cho 30 năm sau

ud2yp2ze.jpgPhóng to
Làng văn hóa nổi có trên 500 năm tuổi trên sông Brunei - Ảnh: LÊ NAM
Chúng tôi chẳng thấy quầy lưu niệm, càng không thấy người bán hàng rong trong suốt mấy ngày lang thang ở những điểm du lịch của Brunei. Các khách sạn, resort ở Brunei phần lớn sống nhờ lượng khách Brunei cuối tuần đến nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí... Cô Jeniffer Kang - giám đốc phụ trách đối ngoại và marketing The Empire hotel & country club rộng hơn 180 ha, một trong những khách sạn được bình chọn nằm trong top 10 khu nghỉ mát, khách sạn đẹp nhất thế giới với giá phòng thấp nhất là 523-24.200 BND/ngày - cho biết người dân Brunei có thói quen cuối tuần kéo đến đây thuê cả villa hoặc những phòng lớn cho cả nhà nghỉ ngơi. Nhìn thấy khả năng không thể ăn mãi vào nguồn tài nguyên dầu mỏ, Chính phủ Brunei đã thành lập Tổng cục Du lịch. Ba năm trước cơ quan này chỉ có bảy nhân viên, nay con số này đã vọt lên 27. Giám đốc phụ trách marketing và quảng bá của tổng cục Jean Christophe Robles Espinosa cho biết đóng góp của ngành du lịch vào GDP của Brunei chỉ khoảng 3% (10 tỉ BND). Năm ngoái chỉ có khoảng 120.000 lượt du khách nước ngoài đến Brunei, trong đó phần lớn là người Malaysia. Theo Christ, Brunei đang tập dượt công việc thu hút cũng như phục vụ du khách nước ngoài cho mục tiêu 30 năm tới ngành du lịch sẽ trở thành một trong những ngành mang lại lợi nhuận sau dầu mỏ. Brunei hầu như chẳng sản xuất gì. Hàng hóa đều nhập khẩu từ nước ngoài nên phát triển dịch vụ là một ngành mà họ đang muốn hướng đến. Christ bảo ngân sách dành cho quảng bá du lịch của tổng cục năm nay khoảng 3 triệu B nhưng năm sau chắc chắn sẽ tăng.

Nỗi buồn Herman

aX0by6zZ.jpgPhóng to
Anh chàng hướng dẫn viên Herman (ảnh) đã ở Brunei bảy năm. Anh bảo nếu “làm quần quật” thì lương của anh cũng chỉ nằm trong khoảng 700 - 1.000 BND/tháng, trong khi lương của người Brunei làm cho chính phủ cao hơn gấp ba lần và đặc biệt là những phụ cấp mà người nước ngoài như Herman mơ cũng không thấy: miễn phí tiền học (đến đại học), tiền bảo hiểm xã hội, không đóng thuế, được mượn tiền mua nhà, xe hơi trả chậm trong vòng 20 năm không lãi suất. Nếu công dân Brunei bị bệnh mà bệnh viện trong nước không chữa được, họ được chính phủ lo toàn bộ chi phí trị bệnh ở nước ngoài kể cả tiền vé máy bay... Nói chung, khi đã làm việc cho chính phủ thì gần như không phải lo bất cứ điều gì. Làm việc thì thoải mái vô cùng vì “việc thì ít mà người thì nhiều”.

Herman cho biết từ khi con gái bốn tuổi của anh đi học, riêng tiền học đã mất đứt 165 BND/tháng, còn tiền thuê nhà, tiền điện nước… đủ thứ nên gia đình anh chẳng để dành được bao nhiêu. “Tôi làm việc mẫn cán nhưng chẳng được hưởng một ưu đãi nào”, anh nói. Tuy vậy, Herman bảo sẽ cố gắng làm để con gái anh được hưởng nền giáo dục rất tốt ở đây, vợ con được sống trong một môi trường gần như không có tội phạm, vô cùng trong lành.

LÊ NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên