31/01/2010 09:01 GMT+7

Thân cò 76 tuổi

HẢI LUẬN
HẢI LUẬN

TT - Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội 2, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.

pVVypBiJ.jpgPhóng to
“Con nước vừa rồi không kiếm đủ gạo, phải mượn hàng xóm 20.000 đồng đắp đổi thêm. Bây giờ phải ráng mò cua ốc kiếm tiền trả nợ, mua gạo, nếu dư dành mua hộp bánh cúng ông bà mấy ngày tết” - cụ Đờn nói

“Nước biển cạn lúc nào là dậy đi lúc đó. Mùa đông nước thường cạn về khuya: 12 giờ đêm, 1 giờ, 2 giờ... Mắt mũi tui lòa nhòa hết rồi, đi ban đêm không thấy gì hết, phải nhờ mấy đứa trẻ đi trước dẫn đường. Qua mấy cái dây neo ghe, mấy đứa phải hô: “Coi chừng dây neo”, rồi đạp chân xuống cho tui bước qua. Trời tối như mực, đêm nào cũng vấp đá, vấp dây ngã nhào cổ” - cụ Đờn kể về con đường đi hành nghề vô vùng gian khổ của mình.

Dù kiếm ăn đêm dọc bờ biển nhưng điều rất nguy hiểm là cụ không biết bơi. Cụ cho biết nhiều lần sém chết trong đêm tối.

Cụ Đờn kể: “Có lúc đang mò cua ốc tui bị những con sóng to xô ngã, nước “đè” lên cả đầu. Tui phải dùng hai tay bấu xuống đất, sợ nước kéo ra ngoài sâu. Còn lội đi bị sụp hầm, sụp hố nước sâu uống nước no cả bụng thì xảy ra như cơm bữa. Sợ nhất là mấy ghe giã cào vào bờ lúc 2-3 giờ sáng, cứ đẩy thúng chai đi ào ào va vô người mình lúc nào không hay”.

el3IMraz.jpgPhóng to

Cụ vừa từ dưới biển lên, người run lẩy bẩy

OQ4M1T5p.jpgPhóng to
Chân bị miểng chai cắt máu chảy nhiều, cụ phải nhai thuốc lá đắp cầm máu
wn3oKZtU.jpgPhóng to
Cụ đang xem cân số ốc, sò vừa mò được
PaFohLNc.jpgPhóng to

Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng

=====================================================================

Chia sẻ của bạn đọc:

* Thương thay cho một số phận, đúng ra ở tuổi này cụ phải được nghỉ ngơi vui vầy cùng con cháu. Rất mong chính quyền địa phương quan tâm và giúp đỡ, mong mỗi chúng ta cùng chia sẻ hoàn cảnh của cụ, phải chăng đâu đó còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương.

* Mong toà soạn hãy lập một cầu nối để bất cứ ai có lòng hảo tâm sẽ gửi tiền để giúp cụ.

* Tôi là một độc giả thường xuyên của báo Tuổi Trẻ. Đọc xong bài viết về cụ Phạm Thị Đờn, tôi cảm thấy đau xót lắm. Làm thế nào tôi có được địa chỉ của cụ để gửi quà cho cụ? Xin chân thành cảm ơn.

* Kính gửi báo Tuổi Trẻ. Hôm nay tôi xem bài viết về cụ Phạm Thị Đờn, do tôi đang ở Đức nên sẽ nhờ người quen mang số tiền 500.000 đồng đến toà soạn báo Tuổi Trẻ nhờ gửi đến cụ. Tôi cũng muốn biết cụ có bảo hiểm y tế không? Nếu không thì làm cách nào tôi có thể hỗ trợ giúp mua cho cụ bảo hiểm y tế vào mỗi năm. Xin tòa soạn làm cầu nối để tôi có thể giúp mua bảo hiểm y tế cho cụ. Và xin cho tôi số điện thoại liên lạc với cụ.

Tòa soạn báo có thể làm phóng sự về hoàn cảnh gia đình của cụ một cách chi tiết hơn không? Cụ có nhà, con cháu không? Cụ có được chính quyền địa phương giúp đỡ chăm sóc? Xin chân thành cám ơn tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã đưa những hình ảnh rất cảm động của cụ đến với bạn đọc gần xa.

* Sau khi đọc qua bài báo trên, chắc hẳn mọi người cũng như tôi, cảm động trước một nghị lực sống vô cùng to lớn của cụ Đờn, và tự suy ngẫm về cuộc sống hiện tại của mình. Cuộc sống với thật nhiều mảnh đời, và dòng đời khác nhau, không ngừng đưa đẩy số phận của con người đến những bến bờ khác nhau: có vui sướng nhưng cũng có bất hạnh. Và mảnh đời của cụ Đờn là một điển hình, một cuốc sống không mấy được sung túc. Cầu mong sao Trời thương, ban cho cụ đủ đầy miếng ăn qua ngày.

Lam lũ và cực nhọc là thế, nhưng nghị lực sống lớn lao đã bao lần giúp cụ đứng dậy sau những lần vấp ngã, đã giúp cụ đối mặt với bao nhiêu nguy hiểm, khó khăn thử thách mà sống. Mong sao cho cái Tết này sẽ là những ngày nhiều ý nghĩa với cụ Đờn. Một lần nữa xin được đồng cảm và chia sẻ cùng cụ.

* Nhìn thân hình gầy còm của cụ, tôi thấy thương quá... Đêm đông lạnh rét như vậy mà cụ phải lăn lội kiếm sống. Qua bài viết này của Tuổi Trẻ, mong những lòng hảo tâm, những mạnh thường quân hãy giúp đỡ cụ để cụ đươc sống những ngày cuối đời trong sự no đủ và ấm cúng. Qua đây, tôi muốn giúp đỡ cụ thì phải làm thế nào, gởi đến địa chỉ nào để đươc đến tay cụ.

Rất nhiều ý kiến chia sẻ của độc giả sau khi xem phóng sự ảnh "Thân cò 76 tuổi" đã gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ Online. Nhiều bạn đọc mong muốn được đóng góp, giúp đỡ cho cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi ở thôn Quảng Hội 2, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa và đề nghị báo Tuổi Trẻ làm cầu nối để chuyển những món quà và tiền ủng hộ đến cụ.

Mọi đóng góp, bạn đọc vui lòng liên hệ tòa soạn báo Tuổi Trẻ, địa chỉ 60A Hoàng Văn Thụ, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Những bạn đọc ở xa muốn đóng góp ủng hộ, mời các bạn chuyển khoản về tài khoản ngân hàng của báo Tuổi Trẻ.

- Ngân hàng Công thương chinh nhánh 3 TP.HCM

VNĐ: 102010000118248

- Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM:

USD:007.137.0195.845

EUR: 007.114.0373.054

----------------------

Mời bạn đọc chia sẻ với hoàn cảnh của cụ Phạm Thị Đờn qua địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn hoặc trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cộng tác với trang phóng sự ảnh, xin email về: phongsuanh@tuoitre.com.vn. Xin cảm ơn.

HẢI LUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên