Thứ 7, ngày 25 tháng 6 năm 2022
Tham gia hội chợ du lịch để giải ngân, xài 'tiền chùa'?
TTO - Một số gian hàng của các tỉnh dự hội chợ như chợ phiên, đăng ký gian hàng, đóng tiền đầy đủ, nghiêm túc để chụp hình ảnh (để báo cáo).

Phó giám đốc Văn phòng Tổng cục Du lịch Malaysia tại Việt Nam Norisyam Odzali chụp ảnh với du khách ghé gian hàng của mình tại Hội chợ du lịch Cần Thơ - Ảnh: T.DÂN
Hội chợ du lịch quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là VITM) 2019 vừa diễn ra tại TP Cần Thơ từ ngày 29-11 đến 1-12. Ban tổ chức đã có nhiều nỗ lực để VITM lần đầu tiên được tổ chức tại Tây Đô nhưng số lượng các công ty du lịch lẫn các tỉnh tham gia còn rất khiêm tốn. Các đơn vị nước ngoài và khách quốc tế lại càng hiếm.
Quy mô nhỏ hơn, lượng gian hàng và khách đến cũng ít hơn hẳn, nhưng sự ồn ào thì không thua kém các hội chợ khác ở Việt Nam. Nhiều công ty coi hội chợ như của riêng mình, dùng âm thanh hết cỡ để hoạt náo và quảng cáo, bất kể sự khó chịu của khách hàng và sự bực mình của những gian hàng bên cạnh. Ồn đến mức nhiều người phải "bút đàm" hoặc nói như hét vào nhau khi trao đổi thông tin, thỏa thuận giá vì... gian bên cạnh ồn ào quá mức.
Đáng buồn nhất là việc xem hội chợ là dịp xài tiền chùa hay giải ngân. Số này hầu hết là khu vực nhà nước và một số doanh nghiệp quản lý lỏng lẻo. Nhiều nhất là gian hàng các tỉnh. Họ xem hội chợ là một dạng chợ phiên, đăng ký gian hàng, đóng tiền đầy đủ, nghiêm túc để chụp hình ảnh (để báo cáo). Sau đó họ bỏ trống gian hàng đi chơi đâu đó biệt tăm. Một số đơn vị đăng ký gian hàng rồi cho tư nhân thuê lại để bày bán sản phẩm địa phương.
Có doanh nghiệp xem đây là cơ hội vàng để tiếp cận khách hàng, họ chăm chút từ trang trí gian hàng đến cách phục vụ khách ghé thăm, từ quà tặng cho đến khuyến mãi, trân trọng từng người khách ghé đến. Nhưng không ít doanh nghiệp đến với hội chợ theo giờ hành chính, 17h là lục tục ra về, bỏ gian trống, mặc khách đi ngang ngẩn ngơ thắc mắc. Ngược lại chuyện thờ ơ của một số đơn vị trong nước, phó giám đốc Văn phòng Tổng cục Du lịch Malaysia tại Việt Nam trực chiến suốt ở hội chợ, đón tiếp từng khách ghé gian hàng.
Tiền thuê mặt bằng và chi phí hội chợ mỗi đơn vị tốn mấy chục triệu đồng. Các báo cáo ngành du lịch thường có mục tham gia bao nhiêu hội chợ, nhiều nơi vẫn kêu ca kinh phí xúc tiến quảng bá du lịch còn quá ít nhưng cũng không ít kiểu xài sang.
Hội chợ mang danh quốc tế nhưng chỉ bán tour cho khách Việt. Đất nước còn rất nghèo, cơ hội quảng bá du lịch bị lãng phí. Hội chợ ở miền Nam thì các đơn vị miền Bắc, miền Trung xem như có dịp đi chơi (và ngược lại). Chuyện không mới lạ gì nhưng vẫn cứ tái diễn.
Du lịch là một trong những ngành có nhiều lễ hội và hội chợ nhất, từ cấp quận huyện lên tỉnh thành, đến quốc gia và ra quốc tế. Lãnh đạo từng địa phương phải xem lại hiệu quả việc tham gia hội chợ du lịch kiểu này và sửa sai, nhất là các đơn vị đang dùng tiền từ ngân sách chi cho các hoạt động quảng bá du lịch kiểu này.
-
TTO - Ngay khi có thể tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10, một số phụ huynh và học sinh tại TP.HCM ôm nhau khóc vì đường vào lớp 10 hẹp dần khi điểm thi thấp dưới mức tưởng tượng của họ.
-
TTO - Các hãng hàng không liên tục tăng chuyến nhưng giá vé máy bay vẫn "nhảy múa" tăng từng ngày do sức ép giá nhiên liệu và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao.
-
TTO - Lịch xét tuyển sớm, thay đổi nguyện vọng đại học năm 2022 như thế nào?; TP.HCM đề nghị các tỉnh thành phối hợp xử lý xe chở hàng quá tải trọng; Việt Nam đã tiêm trên 228 triệu liều vắc xin và vẫn còn 22,2 triệu liều... là tin chú ý sáng nay.
-
TTO - Ngày 23-6, chính quyền Ukraine loan báo lô đầu tiên hệ thống pháo binh cơ động cao (HIMARS) có khả năng bắn các đầu đạn dẫn đường của Mỹ đã tới nước này cùng 60 binh sĩ đã được huấn luyện cách vận hành.
-
TTO - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền việc một thầy giáo ở Gia Lai kêu oan vì bị buộc thôi việc do sử dụng bằng tốt nghiệp PTTH không hợp lệ. Cơ quan chức năng nói gì?
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận