Phóng to |
Người biểu tình dựng rào chắn bằng vỏ xe và bao cát gần khu vực tòa nhà chính phủ - Ảnh: Reuters |
Theo báo Bangkok Post, Bộ trưởng Giao thông Chadchart Sittipunt cho biết “phòng chỉ huy chiến tranh” này giám sát mọi hoạt động giao thông trong ngày người biểu tình chống chính phủ chiếm Bangkok. Bộ Giao thông phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông để tháo gỡ những điểm tắc nghẽn trong thành phố.
Ông Chadchart cho biết các quan chức đánh giá xem việc người biểu tình chặn dòng giao thông có vi phạm luật lệ hay không. Ông kêu gọi người dân Bangkok không nên dùng xe hơi riêng mà hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong ngày 13-1 để tránh nguy cơ mắc kẹt trên đường.
Nhiều người dân Bangkok cũng đã khẳng định việc người biểu tình gây tắc nghẽn kéo dài là hành vi không thể chấp nhận được.
Các tài xế taxi và tuk tuk cho biết sẽ “có hành động” nếu Bangkok bị tắc nghẽn kéo dài. “Việc ngăn chặn giao thông các con đường là hành vi sai trái bởi nó gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của tất cả mọi người” - tài xế Suwat Jinwongsa tuyên bố.
Các doanh nghiệp cũng bày tỏ sự lo ngại. Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) và Phòng Thương mại Thái Lan (TCC) đều lên tiếng yêu cầu người biểu tình chống chính phủ biểu tình ở một số khu vực nhất định để tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh doanh của thủ đô.
“Nếu họ chiếm Bangkok thì giao thông và các hoạt động kinh doanh như ngân hàng, du lịch, bán lẻ… bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xuất nhập khẩu gặp khó khăn, dòng cung cấp dầu và thuốc tới các bệnh viện bị tắc nghẽn” - phó chủ tịch FTI Tanit Sorat cảnh báo.
Ông Tanit cho rằng nếu cuộc chiếm đóng kéo dài hơn 1 tháng thì nền kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận