Cốm dẹp
Hồi ấy tôi nhớ có một cô hàng người dân tộc ngày thường vẫn chèo tam bản bán bún mắm giá hẹ rau thơm ngày hai lượt đi về ngang bến sông nhà tôi. Quãng từ sau rằm tháng mười trở đi ngoài đôi xịa bún luôn được đậy điệm bằng lá chuối tươi có thêm một thúng cốm cô bán dài cho đến Tết Nguyên đán.
Cốm dẹp vốn là thành quả từ mùa màng mà người Khmer dâng lên trời Phật lúc rỗi vụ vào lễ hội Ok Om Bok để tạ ơn cho một năm mưa thuận gió hòa, đồng thời cầu nguyện cho một năm mới thuận lợi, bội thu.
Bà nội tôi kể hồi xưa sơ tán vào xóm Khmer, vào lễ cúng trăng, nội cùng mọi người trong phum sóc vẫn cùng nhau làm cốm dẹp.
Lúa nếp đỏ đuôi lẫn những bông xanh còn thơm mùi sữa được gặt về tuốt lấy hạt, ngâm qua nước. Ngâm độ nửa ngày thì vớt ráo mang rang lên. Rang từng chén một chỉ đủ tráng đáy một cái nồi đất, nên làm cốm mất rất nhiều thời gian và công sức.
Chờ nếp chín đều thì đổ vào cối để giã. Sẽ là hai người đàn ông sức vóc đệm chày làm từ gỗ của cây vú sữa già. Giã cốm không chỉ là việc nặng nhọc, mà còn là công đoạn yêu cầu sự khéo léo. Dùng sức nhưng không mạnh tay để hạt cốm dẹp nhưng không nát, tách trấu nhưng vẫn tròn, đều.
Để ra được thành phẩm còn phải qua công đoạn sảy sàng. Nhưng món cốm thơm hương nếp mới tươi nguyên sẽ không bao giờ khiến người thưởng thức thất vọng.
Đã thấm nhuần câu chuyện kể của bà nội nên bao giờ nghe tiếng rao cốm dẹp của cô hàng, tôi đều chạy vào vòi má mua ăn. Thời đó một lon cốm dẹp tương đương một lít chỉ hai trăm đồng, nhưng má cứ hẹn mấy chị em rằng để Tết nhé.
Hình như món gì ngon hoặc đặc biệt đều để dành cho Tết. Đến tận lúc má sai tôi ra mé sông đón ngoắc cô hàng ghé lại là tôi biết Tết đến rồi. Cô hàng luôn tươi cười khi ghé lại bến tôi. Cô thấp người, cỡ trạc tuổi mẹ tôi, làn da ngăm đen. Đi cùng là con gái cô trạc tuổi tôi, theo xuồng để tát nước.
Nhìn chị em tôi nheo nhóc, cô hàng luôn xúc lon cốm đầy hơn một chút. Và để người nhận đừng ngần ngại, cô luôn xởi lởi: "Của nhà em làm".
Nội bao giờ cũng nhai những hạt cốm mộc chưa qua chế biến, ướp trộn để đón lấy cái ngon cái tâm huyết của những người làm ra hạt nếp. Chúng tôi thì vô tư lắm, cứ nhảy cẫng lên vì sắp được ăn quà.
Lon cốm mang lên, má vốc vào cái giần sàng. Đôi cánh tay đung đưa má sảy sàng bụi cám và vụn nhỏ. Chúng tôi như những con chim sâu trong truyện cổ tích cô Tấm ngồi nhặt những vỏ trấu nếp còn sót lại. Thấy mình được việc vô cùng.
Vo nhẹ cốm vào nước sạch cho sạch bụi lần nữa, má cho cốm vào chiếc rổ dày nan. Má ra hè ngước trật ót ngó đít dừa để chọn trái vừa ăn nhất.
Dừa rám vừa cứng cơm trộn cốm dẹp là ngon nhất. Vẫn còn lại chút dẻo chút ngọt nhưng cũng kịp kết tinh độ béo mà không quá khô. Nước từ trái dừa này đã the nhưng vị ngọt thì đằm và sâu không cần trộn thêm quá nhiều đường.
Cốm dẹp dừa
Má tôi chọn dừa mười lần chuẩn đủ mười lần. Thật phục những người nông dân nơi ruộng cạn đồng sâu, mỗi ngày gắn bó đến thuộc làu từng cái chuyển mình của cây trái lớn lên trong khu vườn nhà mình đến nỗi nhìn cau biết cau non, nhìn dừa biết dừa rám.
Cốm đã sẵn thì công đoạn trộn cũng cực kỳ là đơn giản. Má lột dừa đập ra lấy nước, nếm xem độ ngọt của nước tới đâu để pha thêm một ít đường. Dùng nước ấy má thêm vào cốm thô để cốm ngậm đều, rồi ủ cốm từ một đến hai tiếng.
Phần cơm dừa má nạo để trộn vào cốm là xem như món cốm dẹp đã hoàn tất. Cho cốm lên trên miếng lá chuối, hít một hơi thơm ngát mùi sữa nếp rồi dùng tay bốc từng miếng nhỏ cho vào miệng thật ngon quá xá là ngon.
Hạt cốm bùi dẻo, hương thoang thoảng mùi nếp hòa với mùi dừa, vị ngọt thơm thật vô cùng hấp dẫn, ăn không bao giờ ngán.
Đã nhiều năm tôi không còn được ăn cốm dẹp vào dịp Tết. Không nhớ từ bao giờ chiếc tam bản của cô hàng không còn xuôi ngược dưới bến sông. Chợ vẫn bán hằng hà nhưng có lẽ niềm vui và sở thích của tuổi lớn khôn không còn hồn nhiên như trước.
Nhưng vào những ngày gió bấc se se thế này, Tết đang đến cận kề thế này, tôi thường ước sao được một lần gặp lại những người năm cũ, chỉ để biết rằng họ vẫn bình an.
"Món Tết quê nhà" cảm ơn hơn 610 bạn đọc đã gửi bài
Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết, cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, những câu chuyện đón Tết, ký ức sum họp ấm áp, mâm Tết xa quê của bạn...
Bạn đọc có thể viết về những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng... cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.
Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12-2022. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 31-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023.
Các bài sơ khảo sẽ được in thành sách.
Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email montetquenha@tuoitre.com.vn.
Ban tổ chức đã nhận được hơn 610 bài của bạn đọc. Danh sách bạn đọc gửi bài từ 20-10 đến ngày 11-12:
Tương Quan, Nguyễn Tín, lê tuyết, kim cương, Tuan bui thanh, Hoang Tran, Đinh Trung, Đình Tuấn Đào, Chung Thanh Huy, tran van tam, Van Hung Nguyen, Trang nguyen Thi, Mai Trang, Dung Huynh Thi, phương phương trần, Thanh Xuân Nguyễn, Anh Tu Nguyen, Ngọc Diễm, Hạnh Bảo, Anh Tran, Nhu Phuong, Le Phuc An Nguyen, An nhiên Lý, anhhung phamtruong, Khiem Thi Hoang, Dung Tran, mỹ liên phạm, Phạm Anh Tuấn, Sửu Nguyễn, Hậu Nguyễn, Quang Ngo, Quynh nhu, Thanh Nga Nguyen, Đức Anh, thuy luong, yen pham, lưu thị bình, Mai Nguyen Van, Tuan Dao Minh, Nguyễn Thị Thu, Phú Hữu Huỳnh, Đức Thọ Phạm, Vu ta tu, Le Quoc Ky, Hoà Nguyễn Văn, Le Dieu, Tuan cuong, Hải Yến Trịnh Thị, Minh Trinh, Nhien Phuong, Lê Thanh An, Tuyết Lan Lê Thị, Dũng mai Đức, Thai Hoang, Diệu Lê, Trang Nguyễn Thuỳ, Thanh Kỳ Võ, Bếp của Sen, em Nguyên, thoai ngo, Le Hoang Hiep, Tuấn Khang Nguyễn, Lê Phương Thảo, Vũ Trần,My Nguyen, Dung Ha, Yến Trinh, Minh Phung, Quang Ngo, Minh Loc Duong Van, Nguyễn Hiên, Nga Cao, Thanh Thu Nguyen, Pham Anh Tuan, Hiển Bùi, Hoai Le Thi, Lieu Nguyen, Quynh Truc, thuy chu minh, Sinh Nguyen, Ngoc Tran, phuong hoai, Toản Cao Ngọc, hoan doan, Nguyen Tuong Van, van tu nguyen, huuthinh do, Ruby Pham, Si Lecong, Cao Phan Thanh, My Nguyen, Long Bao quynh, Tôi yêu Việt Nam, Nhung Mai, Thinh Nguyen, nhi Nguyễn, Huyền Nguyễn, Thảo Ngô, Hữu Đức Nguyễn, Tuandao Minh, Duong Le Duc, Nguyen Thi Huyen Nga, Tran Hieu Nguyen, Thanh Tam, phuong hoai, Hoai Vu, Trung mai, van luong, Duc Nguyen Huu, Thi Thuy Tran, Như Hiền, Uc Nguyen, Ngoan Do, Lai Nguye, Binh Nguyen Thanh, Ha Nguyen, Thao Nguyen Hoang, Khanh Ha Ca Vo, lưu thị bình, Quốc rin Pham, Ma Tân Xứ Nẫu, duyên hồng pt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Hiếu Nguyễn, my Nguyễn, Dinh Trung, Tho Ton, Tuyen nguyen, Nguyễn Thị Thùy Trang, Dung ha, Vu ta tu, Tèo cao minh, Thi dao mai, Trần Mẫn Đạt Huỳnh, giang vy, Thu Nguyễn, ngoc nguyen, Nguyễn Thi lê My, Thanh Nga Nguyen, Cook Tom, Hoc Nguyen van, tuyethuynh1964, Dieu Linh ha Thi, Dong Nguyen The, Quỳnh Iris de Prelle, Mỹ Hà Đoàn, Duy Buu, Tường Anh Linh, Tuyết Nhung Triệu, Song Dai, Dong Mây Thong, Trang Nguyễn Thị Thùy, Hạnh Bảo, Trần Hiếu Nguyễn, phước vothi, Trần Thị Thoan, vinh hoa nguyen, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thị Hiền Lê, Phùng Mỹ Lâm, Hien Duong, Minh Út Nguyễn, Loc Le, Phuong Hoai, Binh An, Ha Thu, Nguyễn Ngọc Hùng, Kim Ngân Cao, Nga Cao, Nguyễn Văn Mai, Hồng Thắm, duc nguyen nguyen, Thi Thuy Tran, Phạm Huỳnh Luân, Dương lê Đức, Tường Anh Linh, ngoc nguyen, Thanh Tú Nguyen dat vo, Hien Le, Hoa Mai, trang pham, lang Ton That, Kim Ha Tran, ngoc nguyen, thanhtuantqn, Trieu Ve, Le Minh Hai PT, Quỳnh Chi Ngô, Chau Que Huynh Ngoc, Diep Bui, Hoi Le Quang, Peter Ben, Anh Thư Pham, Luu Cam Van, khue viet truong, Minh La Thao, Van Hung Nguyen, Xuan Thi, Nhu Y Le Huynh, Si Lecong, Dũng Mai Duc, ngoc nguyen, Nguyen Khanh Linh, Nhung Pham, Kieu Nguyen, Hương Giang Nguyen Thi, Thanh chung chi, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hải Bùi Thị, Nguyễn Thị Huyền Nga, Thuy Ho, Khải Trần Kym nè, Nguyễn Nhật Thanh, Yên Trám, Lê Lê, Bích Ngọc, Vũ Thần, Tạ Thanh Hải, Nhà Mây, Tùng Minh, Huong nguyen, Thị Thúy Trần, Hoàng Trần, Thanh chung chi, Vu ta tu, Hạnh Nhân Le, Kim Anh Huynh, Trương Minh Thua, Thương Hoài, Thanh Le, Hành Nghĩa, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hồng Anh Nguyen, ThienLoc Huynh, Công Nguyễn, Nẻo Về Thiện Lành, Châu Quế Huỳnh Ngọc, nghia pham, văn Tuấn, Diệu Hiền Dương, Bích Ngọc, manh hoainam, Thuy Le, Nhung Dinh, Kha Nguyen, Lý Thị Dung, Nguyễn Thị Nở, Hien Duong, Quỳnh Nguyễn, Yến Anh Nguyễn, Nguyen Hongminh, Vũ Trần, Anh Vo, Hà Trần, Thu Hien, yen pham, Nguyen Minh, Tran Dang, Lê Văn Dũng, Hiền Anh Vũ thi, tu nguyễn đình, Kha Nguyen, Minh Tran, Anh Thien Nguyen Do, Ms Hoa, Thị Mai Hien Le, Loan Mai, Anh Nguyen, Nguyen Thi Hong Minh, bsn JoLy, (BeTo) Mưc, Thảo Nguyễn Hoàng, Ngoan Đỗ, nguyen hoa binh, phuong lien du,Thiên Nhất Trần, Hà Trần, Minh Vân Lê, Nhung Dương Thị, Ngan Lam, Huong Bui, Duong Hung, Võ Bích hạnh, Đoàn Hòa, Hùng Đinh Ngọc, Lư Thế Nhã, Thắng Phạm, Nguyệt Lại, Minh Tien, Nguyen Do, Thu Hằng Trần Thị, nguyen huyen, sg wong lan, Hai Duong Thanh, Tuyet Minh Tran, Le Le, Minh Thu, Hạo Phùng, Luyen Dinh, Ngô Quốc Việt, Minh Nguyen, Huynlinh Voduong, Tran Van Thai, Hùng Đinh Ngọc, Hảo Nguyễn Như, Loan Mai, Dung Thanh, Hoang Anh Linh, Thu Hoang, Đức Anh, Bích Phạm, Đinh Lệ, Bach Phan Tran, Nguyễn Phạm Hải Dương, Thị Hương Nguyễn, Thiên Di Kim, Bích Nhàn Nguyễn Thị, Ngô Nữ thùy Linh, Vien ngoc tran, mai lương phuong, Tra My, Phạm Thị Quyên, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Bui Ngoc Thuy, van Truong tran, tam minh, Nga Cao, lan Huong Le Thi, Hai Bui Thi, Phuc Nguyen Nhan, Yến Lê, son pham, Hong tuoi nguyen, Linh Linh, Tuan Buu Le, Dinh Trung, thanh lan, Tặng vũ, Hoai phuong tran, ngoc nguyen, Hong ha Mary, Sơn Pham, Duc Phan Tan, Hồng Nguyễn, Quỳnh Chi Nguyễn Hoang Van, Đinh Phùng Văn, uyen bao, tu mai, Ngoc Hong, Thi Nguyen, Truc Nguyen, maitao, thảo vy, Tu Hao Lam, Huyen Nguyen Thi, Từ Linh, Trúc Phương Tivi Mẹ, Mai Tao, Giao Thừa Nguyễn, Tặng Vũ, văn Trương Trần, Phương Lý, Giao Thừa Nguyễn, Hiền Trần, Nhật Linh Phạm Ngọc, Nhan Hoang, Thị Liêu, Hồng Anh Nguyễn, ...
BAN TỔ CHỨC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận