26/05/2019 07:22 GMT+7

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Giết sâu bọ, đeo bùa ngũ sắc, mặc áo dấu, xâu lỗ tai cho bé gái, nhuộm móng tay móng chân, đổ bệnh cho cây, khảo cây, đi sêu… là những phong tục 'ngộ nghĩnh' của Tết Đoan Ngọ xưa, khiến nó được coi là 'Tết kì lạ nhất của người Việt'.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 1.

Trưng bày Tết Đoan Ngọ xưa và nay tại Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đang diễn ra trưng bày với chủ đề Tết Đoan Ngọ xưa và nay, giới thiệu một số phong tục xưa trong dân gian và cung đình được thực hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ 5-5 âm lịch.

Ngoài việc tái hiện một góc phố cổ Hà Nội với những gian hàng thuốc Nam thể hiện phong tục đi hái thảo dược làm thuốc, tục treo lá ngải hình con giáp theo năm trong ngày Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết Đoan Dương), thì trưng bày còn mang tới bộ sưu tập quạt ngũ sắc, vẽ các danh lam thắng cảnh Thăng Long của nghệ nhân Lân Tuyết, những gian hàng quạt.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 2.

Giới thiệu quạt sắc màu tại trưng bày Tết Đoan ngọ xưa và nay - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đặc biệt , trưng bày còn giới thiệu các phong tục "kỳ lạ" trong Tết Đoan Ngọ của người Việt xưa qua tư liệu và tranh vẽ được lấy từ bộ sách Kỹ thuật của người An Nam của tác giả người Pháp - Henri Oger.

Trong bối cảnh mà các phong tục này đã mai một đi nhiều trong nhịp sống hối hả, hiện đại, nhạt phai bản sắc ngày nay, trưng bày mang đến những khám phá thú vị cho thế hệ trẻ hôm nay về cái tết được coi là kì lạ nhất của người Việt.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 3.

Tái hiện một cửa hiệu thuốc Nam tại trưng bày Tết Đoan Ngọ xưa và nay - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: "Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…".

Trong cung đình xưa, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cung tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan với mong muốn ban phúc lành, sức khỏe, bình an.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 4.

Cảnh tái hiện Một thoáng Tết Đoan Dương tại Hoàng Thành Thăng Long do nhóm các bạn trẻ tại Ỷ Vân Hiên chuyên nghiên cứu và giới thiệu trang phục cổ Việt Nam thực hiện sáng 24-5 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Riêng những phong tục dân gian "kỳ lạ" của Tết Đoan Ngọ xưa qua tranh vẽ trong sách của Henri Oger là phần trưng bày thú vị.

Đây là những bức tranh in màu, được họa sĩ vẽ theo những tư liệu mà Oger cung cấp. Các bức vẽ sau khi hoàn thành lại được đưa cho những người An Nam "có đầu óc phê phán tốt" để thẩm định bình luận.

Henri Oger thậm chí còn lập một xưởng khắc gỗ, in ấn ở phố Hàng Gai để xuất bản công trình nghiên cứu công phu này để chúng ta có được những bức vẽ về phong tục, văn minh vật chất của người Việt, đặc biệt là người Bắc Kỳ hơn 1 thế kỷ trước.

Khám phá Tết kỳ lạ nhất của người Việt qua những bức vẽ sống động được rút ra từ bộ sách quý của Henri Oger:

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 5.

Tục giết sâu bọ. Theo quan niệm xưa, khi thức dậy phải giết sâu bọ ngay vì thường ngày chúng ẩn sâu trong bụng, chỉ ngày Đoan Ngọ mới ngoi lên, cần phải dùng thức ăn để diệt trừ chúng như rượu nếp, bánh tro, các hoa quả có vị chua chát, uống rượu Hùng Hoàng, xương bồ, nước dừa… để trừ độc.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 6.

Tục bôi rượu cho trẻ em. Ngày Tết Đoan Ngọ, trẻ em thường được bôi vôi hoặc rượu vào chán, thóp, rốn để trấn an.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 7.

Gánh rượu nếp đi bán rong ở Thăng Long xưa trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 8.

Mặc áo dấu cho trẻ em. Một số gia đình thường mang áo lúa mới đến chùa, đình xin ấn son rồi mang về cho trẻ con mặc để xua đuổi tà khí và tránh các tác động có hại của tự nhiên như nóng, rắn rết tấn công. Tục này mang hướng tâm linh, hiện đã mất trong vài thập kỷ trở lại đây.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 9.

Tục xâu lỗ tai cho bé gái trong ngày Tết Đoan Ngọ, vừa để làm đẹp, vừa đánh dấu sự trưởng thành của bé gái.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 10.

Tục nhuộm móng tay, móng chân. Vào đêm trước ngày 5-5 âm lịch, phụ nữ và trẻ em thường đi lấy lá móng về nhuộm móng tay, móng chân. Lá móng được giã nhỏ, thêm vài giọt nước chanh, trộn đều rồi đắp vào các móng tay, móng chân; dùng lá vông hoặc lá mướp, sợi rơm buộc lại. Sáng sớm 5-5 mở ra, các móng sẽ có màu đỏ tươi.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 11.

Gội đầu xông nước lá thơm vào ngày Đoan Ngọ giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn, phụ nữ có mái tóc đen, dài, mượt.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 12.

Làm bánh trôi dịp Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 13.

Tục đeo bùa ngũ sắc. Tết Đoan Ngọ, người lớn thường đeo cho các em nhỏ chùm bùa ngũ sắc (bùa thua, bùa túi) hoặc túi vải đựng hạt mùi khô ở ngự, buộc chỉ ngũ sắc ở cổ tay, cổ chân, với niềm tin rằng chỉ ngũ sắc ứng với ngũ hành sẽ có tác dụng trừ tà, bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn rết, hạt mùi kị gió.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 14.

Tục hái thảo dược làm thuốc. Người xưa cho rằng giờ ngọ (11h-13h) dương khí thịnh nhất, là thời khắc mà dược tính trong các loại cây cỏ đạt tới mức cao nhất nên họ thường đi hái cây thuốc vào giờ này, mang về băm nhỏ, phơi khô để làm thuốc chữa bệnh cho cả năm. Loài thảo dược phổ biến nhất được hái là ngải cứu, đinh lăng, ích mẫu, tía tô, bồ công anh, sen, vòng, vối…

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 15.

Tục chúc Tết - sêu Tết. Tết Đoan Ngọ là dịp thăm hỏi người thân cho tới những người mà mình mang ơn như thầy giáo, thầy thuốc. Đặc biệt, Tết Đoan Ngọ xưa có tục lệ những chẳng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới thì phải đi sêu nhà bố mẹ vợ tương lai. Vật phẩm mang đi Tết là vài chục con chim ngồi, đôi ngỗng, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen, đường đen và hoa quả…

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 16.

Tục treo lá ngải/cây xương rồng. Ngày Đoan Ngọ, dân gian lấy lá ngải treo trước cửa nhà để tránh đau ốm và trừ tà. Tùy theo năm cầm tinh con gì mà ngải được kết thành hình con giáp theo năm đó. Một số vùng thì thay lá ngải bằng nhánh xương rồng hoặc lá liễu hoặc đặt chậu xương rồng trong nhà.

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 17.

Tục đổ bệnh cho cây. Trong dân gian, ở một số vùng thường truyền nhau tục lệ vào đúng giờ Ngọ ngày Đoan Ngọ làm một số mẹo để phòng chữa bệnh như: cởi áo đánh trần xoa lưng vào cây chuối để hết rôm sẩy, chị eo phụ nữ lấy dây buộc vào cây sẽ hết đau lưng, đúng giữa trưa ngửa mặt lên trời hoặc nuốt hoa vừng sẽ khỏi bệnh về mắt…

Tết Đoan Ngọ - Tết kì lạ nhất của người Việt qua tranh, tư liệu của tác giả Pháp - Ảnh 18.

Tục khảo cây. Theo dân gian, trong vườn nhà ai có cây trồng nhiều năm mà không ra trái, hoặc ra ít trái thì đến ngày Tết Đoan Ngọ chủ nhà sẽ làm khảo cây, thường là cây mít cây roi. Khảo cây có thể tiến hành bởi 1 hoặc 2 người, thường là trẻ em. Người khảo dùng gậy hoặc dao đánh vào thân cây, dọa không ra trái sẽ chặt cây, người ở trên ngọn đóng vai cây, van xin đừng chặt, hứa năm sau sẽ ra nhiều trái.

Tết Đoan ngọ: Tại sao phải trừ tà, diệt sâu bọ, khảo cây? Tết Đoan ngọ: Tại sao phải trừ tà, diệt sâu bọ, khảo cây?

TTO - Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là Tết Đoan ngọ, dân Việt từ xưa đã có lệ ăn tết trong ngày này. Theo trào lưu phát triển, Tết Đoan ngọ dần được người dân trong nam ngoài bắc bổ sung thêm nhiều hình thức...

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên