14/10/2016 22:55 GMT+7

​Tay giả, xúc giác thật

TUẤN LINH - MINH HUYỀN
TUẤN LINH - MINH HUYỀN

TTO - Người đàn ông tên Nathan Copeland (30 tuổi) đã tìm thấy khả năng kiểm soát cánh tay và xúc giác sau tai nạn xe 12 năm trước nhờ vào một cánh tay robot.

Nathan Copeland có thể cảm nhận chính xác và lập tức cho biết ngón tay nào trên robot cánh tay đang bị chạm phải
Nathan Copeland có thể cảm nhận ngón nào trên cánh tay robot đang được chạm vào

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ) đã mang đến cho Nathan Copeland một phương thức mới để tiếp cận và cảm nhận thế giới xung quanh.

Đó là một cánh tay robot điều khiển có cảm biến áp suất trong từng ngón tay và gửi tín hiệu trực tiếp đến não bộ. Công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

“Đó là một cảm giác thực sự kỳ lạ. Đôi khi cánh tay robot của tôi cảm thấy như là một luồng điện, đôi khi là một áp lực nào đó. Tuy nhiên, nhiều lúc cảm giác đến từ bàn tay robot này lại rất tự nhiên”, Nathan Copeland 30 tuổi cho biết.

Robert Gaunt, giáo sư khoa Vật lý Y học và Phục hồi chức năng thuộc Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, cho biết trong phòng thí nghiệm, khi cánh tay robot chạm đến một đối tượng nào đó, Nathan Copeland có thể cảm nhận và nói chính xác ngón tay nào đang hoạt động, vật thể chạm vào là cứng hay mềm.

Nhóm nghiên cứu sẽ phát triển thêm công nghệ để giúp bệnh nhân có thể phân biệt được các chất liệu phức tạp hơn như lụa hay vải bố.

Não của Copeland đã không còn điều khiển được bàn tay do di chứng từ chấn thương tủy sống, nhưng não vẫn còn khả năng cảm nhận. Do đó, nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm cách gửi thông tin xúc giác đến não của Copeland.

Ở bước đầu tiên, nhóm thực hiện việc phát hình hoạt động của não thông qua kỹ thuật quét não mang tên “magnetoencephalography”. Gaunt cho biết họ có thể thấy được não của Copeland hoạt động khi xem video ghi lại cảnh bàn tay được chạm vào sự vật.

Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu đặt một điện cực tí hon vào não của Copeland, giúp kích thích vùng não kiểm soát từng ngón tay.

Sau đó, họ chờ não phục hồi và làm quen với điện cực này. Quá trình này tốn vài tuần trước khi nhóm có thể gửi tín hiệu điện đầu tiên đến não của Copeland. Anh phản ứng rất bình tĩnh khi cảm nhận được rằng ngón trỏ bị chạm.

TUẤN LINH - MINH HUYỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên