Thứ 6, ngày 23 tháng 4 năm 2021
Taxi lại yêu cầu Uber và Grab thượng tôn pháp luật
TTO - Ba hiệp hội taxi tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cùng lên tiếng yêu cầu coi Uber và Grab là taxi và cần phải 'thượng tôn pháp luật'.

Đây chính là động thái mới nhất trong "đại chiến taxi" khi giới chạy taxi phản ứng về việc Bộ Giao thông - Vận tải vẫn giữ quan điểm Uber, Grab là xe hợp đồng điện tử trong Dự thảo sửa đổi Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh ôtô vừa được bộ này gửi Thủ tướng vào ngày 29-12-2017.
Theo ba hiệp hội taxi này, không chỉ có tòa án châu Âu đã phản quyết Uber là đơn vị kinh doanh vận tải mà Bộ Công Thương cũng cũng cho rằng đây là loại hình kinh doanh vận taxi, cho nên cần coi đó là vận tải taxi.
Giới taxi ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM kiến nghị Bộ trưởng Giao thông - Vận tải cần yêu cầu Uber và Grab phải "thượng tôn pháp luật", đảm bảo sự công minh, bình đẳng trong kinh doanh.
Đồng thời ba hiệp hội này đề nghị dừng thí điểm cấp phù hiệu xe hợp đồng Grab và Uber cũng như qui định nhận diện đối với xe thí điểm như phải dán logo, trên nóc xe phải có hộp đèn.
Một yêu cầu nữa được đưa ra là cần xem xét Uber, Grab có tuân thủ đúng pháp luật vì đã vi phạm mở rộng địa bàn kinh doanh ngoài 5 tỉnh được thí điểm: Bộ GTVT cần xem hoạt động của 50.000 xe Uber và Grab là taxi để quản lý như taxi để loại trừ những hệ lụy về sau.
Mạnh mẽ nhất là Hiệp hội Taxi TP.HCM khi gửi văn bản "thỉnh cầu" đến Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị sớm có giải pháp cứu vãn khả năng phá sản của hàng trăm doanh nghiệp taxi trong nước.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch hiệp hội Taxi TP.HCM, cho biết sau hai năm tổ chức thí điểm Uber - Grab, thành quả thì hẹp mà thất bại thì nhiều và "bất công cho các doanh nghiệp taxi".
Theo ông Hỷ, trong tình hình đó, Bộ Giao thông - Vận tải lại đang cố tạo một sân chơi riêng cho Uber và Grab.

Tài xế taxi Vinasun dán biểu ngữ phản đối Uber - Grab - Ảnh: TL
Giới taxi đã nhiều lần "tố" cơ quan quản lý đã "buông" trong việc quản lý số lượng xe Uber và Grab, dẫn đến chỉ sau 2 năm thí điểm đã có đến 50.000 xe, chưa kể hàng trăm doanh nghiệp, hợp tác xã đã "trở thành vệ tinh, thuộc cấp của Uber và Grab".
Điều đó đã dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu cũng như lợi nhuận của các hãng taxi, vốn hoạt động theo các điều kiện kinh doanh khá chặt chẽ.
Một trong những vấn đề nóng mà giới taxi phản ứng là số thuế Uber và Grab đóng cho ngân sách quá ít so với taxi truyền thống, dẫn tới sự thất thu cho nhà nước.
Theo ông Tạ Long Hỷ, chính sự bất công bên trói bên mở về mặt chính sách đó đã "đẩy hàng trawmg hãng taxi chính thống đang lụi tàn, nguy cơ phá sản cao, vì hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ".
"Tình hình cứ như hiện nay, các doanh nghiệp taxi nếu không chết vì Uber - Grab thì có thể chết vì chính sách thiếu công bằng của Nhà nước", theo ông Tạ Long Hỷ.
-
TTO - Trong khuôn khổ chuyến đi Jakarta tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
-
TTO - Bộ Y tế chiều 23-4 cho biết cả nước có 6 ca mắc COVID-19 mới, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đà Nẵng (1 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Khánh Hòa (2 ca), An Giang (1 ca), TP.HCM (1 ca).
-
TTO - Do không có khả năng kinh doanh xuất khẩu và cũng không am hiểu đầy đủ những luật lệ trong sân chơi quốc tế, 'cha đẻ' gạo ST25 không có đăng ký bảo hộ sản phẩm ở Mỹ và các thị trường lớn khác.
-
TTO - Sau khi sập sàn Coolcat, trong vòng chưa đến 1 tuần đã có hàng ngàn người báo bị mất tiền, ước tính sơ bộ con số thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Hàng trăm đơn tố cáo bị chiếm đoạt tài sản cũng được gửi đến cơ quan chức năng.
-
TTO - Các tàu cứu hộ của Singapore, Malaysia đã lên đường nhưng chỉ tới Bali sau ngày 24-4. Vấn đề là lượng oxy trên tàu ngầm mất tích của Indonesia ước tính chỉ còn đủ đến 3h sáng 24-4. Mọi hi vọng đang dồn về Ấn Độ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận