Các hình ảnh sao Thủy do tàu thăm dò Messenger chụp được trước khi rơi xuống và tự hủy - Ảnh: NASA |
Theo RT ngày 28-4, đó là những bức ảnh cận cảnh chụp sao Thủy - hành tinh nhỏ nhất trong Hệ mặt trời, mà trước nay chúng ta chưa từng thấy.
Messenger được phóng vào tháng 8-2004 để nghiên cứu đặc tính và môi trường của sao Thủy từ quỹ đạo. Nó là tàu thám hiểm sao Thủy đầu tiên trong hơn 30 năm qua.
Sau hơn 6 năm, Messenger mới đi vào quỹ đạo sao Thủy, và trong 4 năm qua nó đã bay vòng quanh sao Thủy rất nhiều lần để thực hiện các thăm dò và nghiên cứu quan trọng.
Messenger hiện đang hết nhiên liệu và đã được lập trình lao xuống bề mặt hành tinh này vào ngày 30-4 với vận tốc 14.081 km/giờ, gây ra một miệng hố khá lớn và tự hủy.
Các nhà khoa học đã ca ngợi sứ mệnh của Messenger, nói rằng nó gặt hái nhiều thành công, trong đó đã giúp trả lời rất nhiều câu hỏi về sự hình thành sao Thủy.
Nó cũng tìm thấy nước đóng băng - một bất ngờ lớn vì sao Thủy nằm rất gần Mặt trời; một lớp tối không rõ là gì trên băng mà theo NASA, đó có thể là hợp chất giàu carbon, tương tự như các chất được tìm thấy trên một số thiên thạch và sao chổi...
Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất, và việc tìm ra nước đóng băng trên nó là bất ngờ lớn - Ảnh: NASA |
Messenger là tàu thám hiểm sao Thủy đầu tiên trong hơn 30 năm qua - Ảnh: NASA |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận