30/11/2012 11:52 GMT+7

Phát hiện băng trên sao Thủy

TƯỜNG VY (Theo AP)
TƯỜNG VY (Theo AP)

TTO - Các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 29-11 cho biết sao Thủy - hành tinh nằm gần Mặt trời nhất, chứa rất nhiều băng, có thể lên đến 100 - 1.000 tỉ tấn.

OZBOvu4X.jpgPhóng to
Ảnh rađa cho thấy vùng màu đỏ là vùng tối vĩnh viễn trên sao Thủy (Mặt trời không bao giờ chiếu tới), còn vùng màu vàng được cho là có băng - Ảnh: Reuters

Tuyên bố này được NASA đưa ra căn cứ vào dữ liệu do tàu thăm dò Messenger thu thập được. Theo NASA, ở các cực của sao Thủy, sâu bên dưới các miệng núi lửa - nơi ánh sáng Mặt trời không bao giờ chiếu tới và nhiệt độ có thể xuống tới -187 độ C, có một lượng băng lớn đến mức “có thể bọc lấy thủ đô Washington trong lớp băng dày đến 4km”. Đây là phát hiện thú vị với các nhà khoa học, do sao Thủy vốn là một trong những hành tinh nóng nhất Hệ mặt trời, với nhiệt độ buổi trưa ở xích đạo có thể lên tới 426 độ C.

Được phóng vào ngày 3-8-2004, Messenger là tàu thăm dò đầu tiên lên sao Thủy. Trải qua một hành trình dài trong hệ Mặt trời, trong đó có một chuyến bay qua Trái đất, hai chuyến bay qua sao Kim và ba chuyến bay qua sao Thủy, tàu đã đi vào quỹ đạo sao Thủy vào tháng 3-2011.

Đến nay, tàu đã gửi về Trái đất hơn 100.000 ảnh chụp sao Thủy, một số ảnh được đăng tải trên website của NASA, cung cấp cho các nhà khoa học nhiều dữ liệu quan trọng về hành tinh này.

TƯỜNG VY (Theo AP)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên