06/02/2020 16:50 GMT+7

Tập sách của Trần Văn Chánh: Sao lại cứ viết?

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Nhan đề tập sách của Trần Văn Chánh như một mẫu số chung hiện nay của những người ưu tư đến thời cuộc và tinh thần bày tỏ chính kiến qua trang viết.

Tập sách của Trần Văn Chánh: Sao lại cứ viết? - Ảnh 1.

Ảnh: THANH ĐẠM

Sao lại cứ viết? Câu hỏi từ một người viết báo và nghiên cứu tại Sài Gòn từ nhiều chục năm nay, đặt ra đúng thời buổi bùng nổ các loại thông tin và quan điểm trên các mạng xã hội, vô tình phản ánh đúng một tâm trạng của người trí thức Việt Nam.

Đó là viết, tức là trình bày những vấn đề "không thể không lên tiếng" với lương tâm và ý thức trách nhiệm của một công dân.

Cái hoài bão muốn góp một tiếng nói, chia sẻ một quan điểm, một cách nhìn... như là phương cách để người trí thức thấy mình còn có ích cho đời vẫn được các tác giả ở thế hệ như Trần Văn Chánh đeo đuổi. Điều đó thật đáng quý.

Nhưng âm hưởng câu hỏi kia lại có chút ngậm ngùi: Sao lại cứ viết? Sao lại phải hỏi như vậy? Có phải hiện tình cuộc sống đang bày ra một thực tế khiến người trí thức dễ buông tay: thôi đừng viết nữa. Và nếu như vậy thì những gì viết ra lâu nay hóa vô bổ sao?

“Người cầm bút vượt qua bao cửa ải của quyền lực cá nhân, để tôn vinh quyền lực của cộng đồng và để không dễ dàng bị biến thành “bồi bút”... Những ai quay lưng trước sự thật xin chớ bước vào nghề báo.

Trần Văn Chánh dẫn lại lời nhà báo Bến Nghé


Là người trưởng thành tại miền Nam, ông dùng trang viết bày tỏ tâm sự tâm huyết cũng gần trọn đời mình... Điều gì khiến cho đến nay, cái nhan đề sách của ông nổi lên như một câu tự vấn như vậy?

Những câu trả lời sẽ đến từ tập sách nhỏ Sao lại cứ viết? (NXB Đà Nẵng). Ở đó có không ít bài luận bàn về lĩnh vực viết chuyên nghiệp: nghề báo, nhà báo và thái độ báo chí cần có cho một đời sống lành mạnh.

Ông kỳ vọng về cái tâm nhà báo: "Trong trận bút trường văn, nhà báo cũng có một số điểm tương tự như nhà văn về phương diện tác nghiệp, nên ngoài phần văn tài họ còn phải có văn tâm (cái tâm của văn), thiếu yếu tố sau này thì văn chương của họ dù hay ho đến đâu cũng không có hồn hướng rõ rệt, nếu không muốn nói vô ích, vì không phục vụ được cho cuộc nhân sinh ngày một thêm tốt đẹp, hài hòa".

Ấp ủ nỗi niềm kỳ vọng ấy, tập sách còn nhiều vấn đề căn cốt khác sẽ hợp thành một chia sẻ đầy dụng ý của Trần Văn Chánh: vẫn viết là vì vậy.

Hàng ngàn người sống tử tế mỗi ngày, nhưng có thay đổi được thế giới? Hàng ngàn người sống tử tế mỗi ngày, nhưng có thay đổi được thế giới?

TTO - Tử tế không đơn thuần chỉ là các hành động, tử tế là một phép mầu. Bạn cần học cách để sử dụng phép mầu đó và lan tỏa đến những người xung quanh.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên