14/03/2024 23:23 GMT+7

Tập huấn kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông cho 350 lãnh đạo trường học

Hơn 350 lãnh đạo các trường học mầm non, tiểu học, THCS ở TP Thủ Đức, TP.HCM đã được tập huấn về kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông chiều 14-3.

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản 1, chia sẻ kinh nghiệm về xử lý khủng hoảng truyền thông - Ảnh: H.HG

Cô Nguyễn Thị Thu Hằng, hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản 1, chia sẻ kinh nghiệm về xử lý khủng hoảng truyền thông - Ảnh: H.HG

Chiều 14-3, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức, TP.HCM tổ chức buổi tập huấn về kỹ năng thông tin báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông

Buổi tập huấn có hơn 350 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn các trường học từ mầm non đến THCS cùng các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức.

Tại buổi tập huấn, TS Huỳnh Văn Thông, nguyên trưởng khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhấn mạnh: "Một số người nói rằng họ ngại, không muốn tiếp xúc với báo chí, họ chỉ muốn yên thân để làm giáo dục. Tuy nhiên chúng ta là những nhà quản lý. Vì vậy, chúng ta cần thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm. 

Khi có vấn đề xảy ra, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị là đối mặt với truyền thông theo chiến lược cân bằng thông tin. Nhà quản lý không thể im lặng, để cho sự suy diễn vô căn cứ tràn lan trên mạng xã hội".

TS Huỳnh Văn Thông, nguyên trưởng khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), báo cáo tại buổi tập huấn - Ảnh: H.HG

TS Huỳnh Văn Thông, nguyên trưởng khoa báo chí và truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), báo cáo tại buổi tập huấn - Ảnh: H.HG

Ông Thông đưa ra những điều tối kỵ khi thủ trưởng các cơ sở giáo dục tiếp xúc với báo chí, xử lý khủng hoảng truyền thông là tránh né trách nhiệm, phát ngôn không nhất quán, nói lý lẽ mà không quan tâm đến khía cạnh cảm xúc của công chúng; vội vã trả lời thiếu căn cứ và thiếu hợp tác với báo chí.

Cũng tại buổi tập huấn, các cán bộ quản lý giáo dục đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc giải quyết khủng hoảng truyền thông khi nhà trường gặp sự cố, tự tạo cơ hội để lan tỏa những điều tốt đẹp của nhà trường, xây dựng hình ảnh nhà trường để tạo niềm tin cho phụ huynh…

Xử lý khủng hoảng truyền thông là nhu cầu thực tế của nhà trường

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức, bày tỏ: Trong bối cảnh thời đại 4.0 như hiện nay, công tác truyền thông nói chung, việc xử lý khủng hoảng truyền thông nói riêng là rất quan trọng. Nhất là giai đoạn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Nếu thực hiện công tác truyền thông tốt, phụ huynh sẽ hiểu hơn và sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục.

"Tuy vậy, thời gian vừa qua, tôi nhận thấy một số trường ở TP Thủ Đức chưa làm tốt công tác này. Một số cán bộ quản lý giáo dục ngại tiếp xúc với báo chí dẫn đến nhiều chuyện không hay.

Xuất phát từ thực tế đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các nhà trường. Mục tiêu của buổi tập huấn là để các thầy cô có kỹ năng, tự tin hơn khi gặp gỡ, trao đổi với báo chí cũng như xử lý khủng hoảng truyền thông (nếu có) đúng cách hơn", ông Nguyên nói.

Nguyễn Văn Chung chia sẻ cách xử lý khủng hoảng truyền thôngNguyễn Văn Chung chia sẻ cách xử lý khủng hoảng truyền thông

'Khi mình lỡ làm sai thì mình cứ chân thành xin lỗi. Nếu im lặng, mọi chuyện sẽ lắng xuống nhưng suy nghĩ xấu của khán giả về mình vẫn còn mãi đó' - Nguyễn Văn Chung nói.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên