28/08/2014 00:01 GMT+7

Tăng cường truyền thông để chấm dứt sử dụng sừng tê giác

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Cần biết - Hiện nay trên thế giới chỉ còn gần 29.000 con tê giác, và số tê giác bị giết hại tăng vượt tỷ lệ sinh sẽ khiến loài tê giác, nhất là loài tê giác Trắng Nam Phi có nguy cơ tuyệt chủng.

Ở Việt Nam, cá thể tê giác cuối cùng đã bị giết lấy sừng vào tháng 4/2010 và từ năm 2008 đến nay đã có 13 vụ buôn bán sừng tê giác bị phát hiện. Theo đánh giá của các nhà bảo tồn động vật, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tin đồn về tác dụng của sừng tê giác có thể chữa được bệnh ung thư và tăng cường sinh lực cho phái mạnh, nhất là ở một số nước châu Á.

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, từ trước tới nay chưa có một tài liệu hay một nghiên cứu y khoa nào khẳng định sừng tê giác có tác dụng chữa trị hay giảm quá trình phát triển của căn bệnh ung thư. Chính vì vậy, việc sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh không những làm tăng các vụ săn bắn, giết hại động vật hoang dã phi pháp mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh của các bệnh nhân do tin vào việc dùng bột sừng tê giác để trị bệnh, từ đó làm cho bệnh tật ngày càng trầm trọng.

1QcOKMCj.jpg

Để ngăn chặn nạn giết hại tê giác, truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ động vật hoang dã. Theo đó, chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê giác” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” đã được Tổ chức cứu trợ động vật hoang dã (WildAid) tổ chức tại Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng. Với việc phát sóng 9 thông điệp truyền hình trên 20 kênh truyền hình, hơn 3.000 ấn phẩm quảng cáo in xuất bản trên 10 đầu báo và hàng loạt hoạt động cộng đồng trong thời gian từ tháng 3 - 8/2014 đã cung cấp cho người dân những kiến thức nhất định về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có bảo vệ loài tê giác bằng việc “nói không với sừng tê giác”.

Bên cạnh đó, chiến dịch cũng tăng cường tuyên truyền rộng rãi tới người tiêu dùng về sừng tê giác mà họ sử dụng đều là sản phẩm do săn bắn bất hợp pháp mà có, đồng thời cung cấp các thông tin, kiến thức về y khoa để người dân hiểu sừng tê giác không có tác dụng trong chữa trị bệnh ung thư. Chương trình cũng kêu gọi Chính phủ các nước ban hành biện pháp mạnh mẽ hơn trong thực thi pháp luật bằng việc tăng mức xử phạt những đối tượng buôn bán sừng tê giác và giết hại cá thể tê giác.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên