Tế bào hồng cầu và mạch máu. Ảnh: sciencesource.com
Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới (chỉ sau tim mạch và ung thư) và gây nên những hệ luỵ trầm trọng cho xã hội. Ngoài những nguyên nhân chính như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, vấn đề mỡ máu, cholesterol, biến chứng đái tháo đường... còn một nguyên nhân sâu xa mà ít người quan tâm đến, đó là vấn đề năng lượng tế bào.
Tế bào hồng cầu cần được chăm sóc
Chúng ta biết rằng, mạch máu là cơ quan lưu thông máu tới các tổ chức, các cơ quan trong toàn bộ cơ thể. Nơi nào máu không tới được thì tổ chức hay cơ quan đó sẽ hoại tử. Mạch máu được ví như cơ sở hạ tầng giao thông (đường, cầu, cống, bến cảng…) và tế bào hồng cầu giống như những chiếc xe chở oxy và năng lượng tới nuôi tế bào mô của cơ thể.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học, chuyên gia y tế mới chỉ quan tâm tới các nguyên nhân làm nghẽn mạch gây ra đột quỵ như thành mạch, cholesterol, triglyceride tức là quan tâm tới hạ tầng giao thông, hay nôm na là quan tâm tới chất lượng đường sá mà quên mất một yếu tố rất quan trọng của thành phần tham gia giao thông là chính chiếc xe.
Tham gia lưu thông trong máu có các loại tế bào như hồng cầu (chuyên chở hemoglobin, oxy) bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương và hồng cầu chiếm tỷ lệ cao nhất trong máu. Hồng cầu trông giống hình cầu có 2 mặt lõm và màng tế bào của nó rất dẻo dai có thể chui qua các mao mạch nhỏ li ti (ví như các ngõ ngách của thành phố).
Tế bào hồng cầu ở người trưởng thành trung bình sống được khoảng 120 ngày nhưng ở những người có nguy cơ cao như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, nghiện rượu, thời gian sống và đặc biệt là độ bền của màng tế bào hồng cầu yếu hơn. Khi các tế bào (những chiếc xe) có thể bị hỏng sẽ gây ùn tắc cục bộ tại các mao mạch nhỏ khiến áp lực cao đổ về các mạch lớn (giống như khi tắc đường trong ngõ, trung tâm điều khiển phải tăng cường cho các xa lộ để mang dinh dưỡng tới các tổ chức). Khi ấy dễ xảy ra quá tải cho mạch não và có thể gây nên đột quỵ.
Một chiếc xe tốt kiểu như xe địa hình có thể lưu thông trên bất kỳ loại đường gì, thậm chí là không có đường (off road). Do đó, tế bào hồng cầu cần được chăm sóc, đặc biệt về màng tế bào, các kênh dẫn truyền năng lượng nuôi màng và cả tế bào như kênh K+, kênh Na+, kênh Glutamate… cơ chế rất phức tạp. Một khi rối loạn các kênh dẫn truyền năng lượng thì tế bào sẽ bị ảnh hưởng.
Gần đây, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu theo hướng làm bền vững hồng cầu thông qua điều hóa các kênh năng lượng trên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số chế phẩm enzyme như nattokinase có khả năng điều hoà các kênh năng lượng và có thể làm tan một số yếu tố nghẽn mạch như cục máu đông, điều hoà độ nhớt của huyết tương.
Một minh chứng nữa về lý thuyết kênh năng lượng tế bào là các thiền sư, khí công sư (khí là yếu tố quyết định sinh mạng) rất ít người bị tai biến mạch não. Một trong các lý do là khí công làm cho năng lượng tế bào luôn luôn đầy đủ, khí thông thì huyết (trong đó có máu) cũng lưu thông. Do vậy, việc tập khí công dưỡng sinh ngay cả khi còn trẻ là điều rất cần, nhất là khi bệnh tai biến mạch não ngày càng trẻ hoá.
9 bước phòng ngừa nguy cơ
Mặc dù tai biến mạch máu não là bệnh nguy hiểm, song hoàn toàn có thể giảm được nguy cơ bệnh nếu biết cách phòng ngừa. Kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh đột quỵ và các nhóm nguy cơ cao giảm nguy cơ khởi phát/tái phát căn bệnh nguy hiểm này.
1. Kiểm soát huyết áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, giữ chỉ số huyết áp ở mức bình thường <140/90mmHg (một số trường hợp đặc biệt <130/90mmHg) giảm 30 - 40% nguy cơ đột quỵ. Khuyến cáo: Theo dõi huyết áp hàng ngày + thuốc điều trị liên tục + khám định kỳ + thay đổi lối sống. Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ thay đổi thuốc cho phù hợp. Điều chỉnh lối sống bao gồm: Hạn chế muối, giảm cân, tăng lượng rau quả hàng ngày, hạn chế rượu và tăng hoạt động thể lực.
2. Kiểm soát đái tháo đường
Kiểm soát tốt đường huyết giúp giảm 15 - 30% nguy cơ tái phát hoặc biến chứng ở người bệnh đột quỵ. Khuyến cáo: Ăn kiêng + tập thể dục + thuốc uống hạ đường huyết + insulin + khám bệnh định kỳ.
3. Kiểm soát rối loạn lipid máu
Nhiều nghiên cứu khẳng định sự tương quan giữa tăng cholesterol/triglyceride với tăng nguy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch lớn. Khuyến cáo: Chế độ ăn + lối sống + tập luyện + thuốc điều trị (với bệnh nhân cao tuổi).
4. Giảm/bỏ hút thuốc lá
Không chỉ bệnh nhân/nhóm nguy cơ đột quỵ mà cả những người bình thường cũng được khuyến cáo tránh xa khói thuốc bởi những tác hại (đã được chứng minh) của nó với cơ thể.
5. Giảm/bỏ rượu
Cũng giống như khói thuốc, nhiều nghiên cứu cho thấy nghiện rượu mạn tính và uống rượu mạnh đẩy nhanh yếu tố nguy cơ đột quỵ. Theo đó, uống rượu nhiều có thể liên quan đến huyết áp, tình trạng tăng đông máu, giảm lưu lượng máu ở não... Khuyến cáo: Bỏ hoặc giảm lượng rượu (ít hơn 2 ly với nam và 1 ly với nữ một ngày).
6. Giảm cân
Dù không có những nghiên cứu chứng minh giảm cân giảm được nhiều nguy cơ đột quỵ nhưng việc giảm được chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ giảm được yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành và đột tử.
7. Tăng hoạt động cơ thể
Hoạt động cơ thể có khuynh hướng giảm huyết áp, giảm cân, thúc đẩy hệ tuần hoàn, cải thiện dung nạp glucose và sức khỏe tuần hoàn nói chung. Khuyến cáo: Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với cường độ nhẹ đến trung bình từ 1 - 3 lần/tuần. Với những bệnh nhân phòng ngừa tái phát cần có sự tư vấn của chuyên viên vật lý trị liệu.
8. Kiểm soát stress
Stress được cho là có liên quan nhiều đến việc làm tăng nặng nguy cơ bệnh ở người có tuổi và khởi phát bệnh ở người trẻ. Sự xuất hiện này thường đột ngột, nặng nề và để lại nhiều biến chứng. Khuyến cáo: Tập thiền, khí công.
9. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Một trong những cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả là bổ sung các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó, các sản phẩm có chứa enzyme nattokinase giúp giảm các yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, mảng xơ vữa, huyết khối.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận