27/06/2011 11:33 GMT+7

Tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng: Lãng phí hay hướng đi đúng?

N.T.ĐÔN
N.T.ĐÔN

TT - Sau khi Tuổi Trẻ Online ngày 25-6 đưa thông tin “Bộ Xây dựng đồng ý tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng”, đã có rất nhiều phản hồi chia làm hai chiều ủng hộ và không ủng hộ quyết định này.

gDQjhKpF.jpgPhóng to

Khu trung tâm Đà Lạt hiện rất ít cây xanh, công trình cao tầng thì liên tục mọc lên - Ảnh: Hồ Khải Nhiên

Bộ Xây dựng đồng ý tách Đà Lạt khỏi Lâm Đồng

Khôi phục cảnh quan môi trường thắng cảnh ở Đà Lạt

Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Huỳnh Phong Tranh, bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, tại buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Lạt cuối tuần qua. Ông Huỳnh Phong Tranh yêu cầu UBND tỉnh, TP Đà Lạt và các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tất cả các danh lam thắng cảnh trên địa bàn, đồng thời tìm cách khôi phục những nơi bị xuống cấp để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Hiện nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Đà Lạt từ hơn nửa thế kỷ qua đang bị xâm hại nghiêm trọng về cảnh quan môi trường như thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng nên luôn bốc mùi hôi thối, nhất là vào mùa khô, hồ Than Thở bị thu hẹp dần và nước hồ đỏ quạch do bồi lắng, còn cây xanh ở thung lũng Tình Yêu bị chặt phá tan tành... khiến nhiều du khách nản lòng.

Nhất Hùng

* Mất nhiều

Đà Lạt sở dĩ nổi tiếng vì đây là thành phố nên thơ với một đô thị nhỏ e ấp giữa đại ngàn trùng điệp, với những đồi thông bạt ngàn “phố trong rừng, rừng trong phố” đem lại cho Đà Lạt khí hậu mát mẻ, cảnh quan hữu tình, đô thị thanh bình, ít ồn ào giống như một “đại resort”.

Những năm gần đây, đô thị hóa ào ạt mất kiểm soát đã làm biến dạng Đà Lạt. Các đồi thông bị khai tử, địa hình tự nhiên bị đào bới vô tội vạ, những ngôi nhà ống vô hồn trơ trẽn, kệch cỡm xuất hiện ngày càng nhiều. Khi trở thành TP trực thuộc trung ương sẽ kích thích Đà Lạt đô thị hóa mạnh mẽ, hậu quả của nó ai cũng hiểu.

TRẦN VĂN HỌC

* Lãng phí không cần thiết

Chúng ta vẫn luôn loay hoay với bài toán “tách ra nhập vào”, vừa gây tốn kém, lãng phí về tiền của vừa lãng phí tài nguyên “trí tuệ’’. Đà Lạt thuộc Lâm Đồng xưa nay vẫn nổi tiếng, trực thuộc trung ương liệu có nổi tiếng hơn?

Trở thành TP trực thuộc trung ương, lại phải thành lập bộ máy mới từ TP đến tận cơ sở. Tôi kiến nghị Nhà nước nên cân nhắc thấu đáo trước khi quyết định vấn đề này. Những năm gần đây với chủ trương cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, chúng ta đã thực hiện “tách ra nhập vào’’ nhưng bộ máy vẫn cồng kềnh. Cần có tầm nhìn xa và vì dân một cách thiết thực, hiệu quả hơn.

VINH HIEN

* Nên quản lý tốt hơn thay vì bàn cách tách Đà Lạt

Tôi thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền nên nghĩ cách phát huy vị trí và tiềm năng của Đà Lạt để làm sao thành một TP du lịch có ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc tốn nhiều công sức và tiền của, cơ chế để tách Đà Lạt ra khỏi tỉnh Lâm Đồng.

Quan trọng là cách làm của chúng ta, kiến trúc thượng tầng đi đôi với cơ sở hạ tầng để phát huy hết thế mạnh của từng vùng miền không chỉ riêng Đà Lạt mà của cả nước.

XUÂN HUY

* Thành phố thuộc tỉnh vẫn phát triển tốt

Canada là đất nước rộng lớn thứ hai thế giới mà chỉ có 13 tỉnh và vùng lãnh thổ. Nước này không hề có khái niệm TP trực thuộc trung ương. Các TP lớn như Vancouver (tỉnh British Columbia), Toronto (tỉnh Ontario), Montréal (tỉnh Québec) vẫn phát triển tốt (Canada có 33 triệu dân).

Tương tự, Nhật Bản không có TP trực thuộc trung ương nào ngoại trừ Tokyo với tư cách thủ đô. Ngay cạnh bên là Trung Quốc đông dân nhất thế giới và diện tích thứ tư thế giới cũng chỉ có 22 tỉnh, năm khu tự trị và bốn TP trực thuộc trung ương (Việt Nam có năm). Những TP thuộc tỉnh như Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), Tây An (tỉnh Sơn Tây)... cũng không vì thế mà kém phát triển. Hàn Quốc chỉ có 16 đơn vị hành chính cấp tỉnh cho dân số hơn phân nửa Việt Nam (50 triệu người). Trong khi tổng số đơn vị hành chính cấp tỉnh của ta là 63 tỉnh, TP.

Chỉ cần nhìn vào các nước này sẽ biết ngay nhu cầu chia tách có thật sự cần thiết cho việc phát triển hay không. Hơn nữa, việc chia tách này dường như đi ngược lại chủ trương tinh giản bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước. Nếu chỉ vì mục tiêu phát triển của riêng một địa phương mà tách chỗ đó ra thành TP trực thuộc trung ương thì rồi đây Nha Trang sẽ “chia tay” Khánh Hòa, Vinh sẽ bỏ lại sau lưng Nghệ An và Vũng Tàu sẽ “dứt áo” với Bà Rịa hay sao?

Hướng đi đúng

Việc tách Đà Lạt ra khỏi Lâm Đồng hay như những TP nhỏ, có tiềm năng ra khỏi tỉnh là một hướng đi đúng. Điều này giúp cả TP đó và tỉnh được tách ra phát triển nhanh hơn. TP trực thuộc trung ương sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc xin Nhà nước các khoản đầu tư phát triển...

Về phía tỉnh được tách ra, các nguồn đầu tư sẽ được phân bổ lại vào những thị xã, thị trấn... để các khu vực này phát triển, thay vì cứ đổ tiền vào TP Đà Lạt. Việc không tách kéo dài thì tất cả các vùng còn lại của Lâm Đồng rất khó có những khoản đầu tư lớn. Do đó, một TP nhỏ nào đó một khi đã có tiềm năng tốt thì nên tách ra.

DOTANPHAP

* Quyết định sáng suốt

Lẽ ra phải làm việc này từ lâu rồi. Đà Lạt có đặc thù riêng về kinh tế du lịch, phải có cách phát triển độc lập riêng có của mình, không thể để Đà Lạt khoác chiếc áo Lâm Đồng quá chật trên người nữa.

MỸ TÂM

* Bài học từ Đà Nẵng

Đà Lạt là TP điểm về du lịch trong cả nước, việc tách TP Đà Lạt ra khỏi Lâm Đồng để đơn vị hành chính mới này có thể hướng trọng tâm về việc phát triển kinh tế du lịch có lẽ hợp lý hơn thay vì phát triển chậm rãi cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tại sao ta không tách biệt ra để cho nó tự bứt phá mà phải kìm hãm tốc độ phát triển của nó, như trường hợp TP Đà Nẵng tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

THIÊN PHẠM

N.T.ĐÔN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên