Ông Hồ Văn Mảo bên khu đất thuộc quyền sử dụng của ông bị tranh chấp - Ảnh: V.TR. |
"Tuy nhiên, cả bản án và quyết định thi hành án đánh sai tên thửa đất và có những nhận định không đúng với thực tế”.
Đó là câu chuyện của ông Hồ Văn Mảo (ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).
Bị kiện
Gia đình ông Mảo đã từ chối bản án? Ông Ngô Hồng Sơn (thẩm phán chủ tọa phiên xét xử vụ kiện giữa ông Nguyễn Văn Quớ và ông Hồ Văn Mảo) xác nhận bản án có sai sót về tên thửa đất, nhưng ông Sơn cũng cho biết bản án này đã được đính chính ngay sau khi ban hành (tuy nhiên, trong quyết định thi hành án và công văn trả lời ông Mảo ngày 12-1-2015 của Chi cục Thi hành án vẫn chưa cập nhật đến việc đính chính bản án này - PV). Về lý do gia đình ông Mảo bị mất quyền lợi bởi không nhận được bản án sơ thẩm, ông Sơn cho rằng tại gia đình ông Mảo không nhận bất kể một loại giấy tống đạt nào từ tòa. |
Tôi có mảnh đất rộng 8.782m2, thuộc thửa đất số 688, tờ bản đồ số 03 tọa lạc tại ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Liền kề với mảnh đất của tôi là mảnh đất của ông Nguyễn Văn Quớ.
Nguồn gốc mảnh đất của ông Quớ trước đây do một người khác đứng tên sử dụng. Trước năm 2000, tôi có mở cho gia đình người hàng xóm này một lối đi nhờ qua mảnh đất thuộc thửa số 688. Khi gia đình người hàng xóm này chuyển đi nơi khác, gia đình tôi đã chắn lối đi này để tiện cho việc canh tác.
Đến năm 2004, ông Nguyễn Văn Quớ mua lại thửa đất trên sau đó xây dựng nhà. Sau khi xây dựng nhà, hộ gia đình ông sử dụng lối đi chung với các hộ gia đình bên cạnh do một lối đi đã được tạo lập bởi chính thửa đất của nhà tôi bán cho các hộ giáp ông Quớ.
Vì muốn được sử dụng lại lối đi riêng trên thửa đất của tôi, ông Quớ đã yêu cầu gia đình tôi mở lối đi nhưng tôi không đồng ý. Bởi vậy ông Quớ đã nộp đơn khởi kiện tôi ra TAND huyện Châu Thành về việc “tranh chấp quyền sử dụng đất” với lối đi có chiều ngang 5m, chiều dài 20m.
Tuy nhiên, sau khi ông Quớ biết diện tích mà ông “tranh chấp” đó nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi thì ông Quớ rút đơn khởi kiện.
Sau đó ông Quớ lại làm đơn lần hai kiện tôi về việc yêu cầu mở lối đi và mở đường nước với chiều ngang 4m, chiều dài 17,1m và được TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thụ lý.
Về vụ kiện thứ hai này, tôi chỉ được biết khi cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Châu Thành đến đưa quyết định thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật. Lúc này, tôi mới biết ngày 4-9-2014 TAND huyện Châu Thành đã tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của ông Quớ, buộc gia đình tôi phải mở lối đi và đường thoát nước có chiều ngang 2m, chiều dài 17,1m cho gia đình ông Quớ.
Bản án nhầm lẫn, sai sót
Sau khi nhận được quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành tống đạt, tôi vội vàng xin sao lại bản án này để xem thì mới biết bản án ghi tên thửa đất là 683 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp là 17-12-2004 (thực tế căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01280/QSDĐ do UBND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cấp cho gia đình tôi ngày 17-2-2004 thì thửa đất nhà tôi mang số 688).
Như vậy, thửa đất mà TAND huyện Châu Thành nhắc đến cũng như quyết định thi hành án đề cập không có căn cứ xác định là thửa đất của tôi và không tồn tại.
Vì những lý do đó tôi đã làm đơn xin hoãn thi hành án để khiếu nại. Tuy nhiên, ngày 12-1-2015 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành đã có công văn trả lời tôi và khẳng định trường hợp gia đình tôi không thuộc trường hợp được hoãn thi hành án, yêu cầu gia đình tôi nghiêm túc chấp hành. Tôi có nói với họ, nếu đúng thì tôi tình nguyện thi hành, không cần phải cưỡng chế, nhưng thửa đất ở cả bản án và quyết định thi hành án nhắc đến đều không phải là đất của tôi, bởi vậy tôi không thể thi hành.
Hơn nữa, tôi đã làm đơn đề nghị giám đốc thẩm để đảm bảo quyền lợi của gia đình, bởi thửa đất này là mồ hôi, nước mắt của vợ chồng, con cái tôi trong nhiều năm lao động vất vả. Và tôi không bao giờ tin rằng đất của mình mà lại biến thành đường của người khác một cách hết sức vô lý như vậy.
Viện KSND tỉnh Tiền Giang đã kháng nghị giám đốc thẩm Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ về khiếu nại của ông Hồ Văn Mảo, bà Nguyễn Thị Ánh, viện phó Viện KSND tỉnh Tiền Giang, cho biết đã cử cán bộ đi xác minh đơn khiếu nại của ông Hồ Văn Mảo. Và sau khi có kết quả xác minh, Viện KSND tỉnh Tiền Giang đã ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm số 344/2014 của TAND huyện Châu Thành. Theo quyết định kháng nghị giám đốc thẩm này, bản án sơ thẩm đã có nhiều sai sót, đó là xác định bất động sản của gia đình ông Quớ bị vây bọc với các bất động sản khác là không chính xác bởi gia đình ông Quớ đã có lối đi. Thứ hai, biên bản thẩm định của hồ sơ vụ việc không đề cập việc gia đình ông Quớ có lối đi hay lối thoát nước hay không mà chỉ có phần định giá tài sản trên đất của gia đình ông Mảo. Mà thực tế phía nam gia đình ông Quớ đã có đường nước công cộng. Thứ ba, việc TAND huyện Châu Thành xác định giá trị chuyển nhượng trên thị trường tại phần đất của ông Mảo phải mở lối đi cho ông Quớ là 300.000 đồng/m2 là không chính xác, bởi lẽ giá đất thị trường mà ông Mảo đã bán (có hợp đồng công chứng) là 1 triệu đồng/m2. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận