Bài giải môn tiếng Anh, Sinh, SửXem bài giải các môn địa lý, toán khối B, toán khối D
Phóng to |
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước giờ thi tại điểm thi trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Q1, TP.HCM chiều 9-7 - Ảnh: Như Hùng |
Đề sử: Thí sinh Trương Thị Đức, quê Khánh Hòa dự thi vào trường ĐH KHXHNV TP.HCM nói rất bất ngờ vì đề sử có nhiều câu lạ. Câu 4a gây bỡ ngỡ khi hỏi về bản chất, xu thế phát triển và thách thức của toàn cầu hóa với các nước đang phát triển. Câu hỏi về chuyển biến giai cấp trong xã hội Việt Nam cũng là một bất ngờ vì nằm trong chương trình 11, có thể nhiều thí sinh không ôn.
Tuy vậy, thí sinh Nguyễn Hữu Hậu, quê Đồng Nai lại cho rằng đề cũng có vài câu dễ. Học lực trung bình, làm được câu 2 và 3 cũng có thể đạt 5 điểm. Bạn Hậu cho rằng các câu về xu thế toàn cầu hóa khá khó. Nói chung, đề thi không lắt léo, đánh đố, không quá khó nhưng có tính phân loại.
Cũng có nhiều thí sinh thú vị với câu 4a (về nội dung toàn cầu hóa). Câu này được cho là phân loại sự hiểu biết của thí sinh. Lợi thế điểm số sẽ thuộc về những thí sinh học, hiểu và nắm bắt tốt kiến thức xã hội.
Phóng to |
Thí sinh kết thúc môn sử, ảnh chụp tại Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQG Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Đề sinh: Thí sinh khối B đánh giá đề sinh vừa sức. Phần lí thuyết nhiều nhưng khá dễ thở. Phần bài tập khá khó nhưng chỉ chiếm 20% đề thi.
Phần lí thuyết bám sát nội dung sách giáo khoa và có nhiều câu dạng lặp lại đề các năm trước. Đa phần thí sinh đánh giá lí thuyết tập trung nhiều vào di truyền thực vật và có phần nhẹ hơn so với năm ngoái. Trong khi phần bài tập khó hơn.
Bạn Nguyễn Đại An, dự thi trường đại học Khoa học tự nhiên cho rằng: "đề sinh tương đối vừa sức, học lực trung bình khá trở lên có thể đạt 6-7 điểm".
Đề tiếng Anh: Phần lớn các thí sinh rời khỏi phòng thi môn tiếng Anh trong tâm trạng phấn khởi. Các bạn nhận định đề thi năm nay vừa sức, phần khó nhất vẫn là đọc hiểu với nhiều từ vựng lạ, khó nắm bắt hết nội dung.
Nhiều thí sinh tại TP.HCM nhận định đề thi năm nay dễ hơn những năm trước. Từ vựng, phần nhấn âm cũng nằm trong nội dung ôn tập. Phần khó nhất là đọc hiểu. Phần sửa lỗi sai và điền từ là đánh đố nhất, buộc thí sinh phải hiểu kỹ mới làm bài được. Tuy vậy, những thí sinh đến từ các tỉnh cũng gặp khó khăn với đề này.
Thí sinh Trần Thị Tuyết, Bình Thuận chia sẻ với đề này, học phổ thông ở tỉnh như em chỉ làm được phân nửa. Bạn Tuyết chọ rằng, phần nhận diện lỗi sai, điền từ và đọc hiểu là khó nhất. So với đề thi toán, kết quả bài làm môn Anh không tốt bằng.
Đà Nẵng: thí sinh than đề tiếng Anh quá khó
Nhận định về đề thi môn Anh khối D, nhiều thí sinh than quá khó. Thí sinh Ngô Thị Na cho biết đề tiếng Anh quá dài, có nhiều tự vựng rất mới. Riêng phần đọc hiểu lại ra vấn đề công nghệ nên em không làm được. Cùng chung nhận đinh này, thí sinh Thu Lan cho biết đề thi môn Anh năm nay khó hơn năm ngoái, theo bạn Lan, học lực tiếng Anh ở trường 7 phẩy chưa chắc làm được 50% vì đề khó.
Trong buổi thi sáng 9-7, tại điểm thi trường ĐH Kinh tế, một thí sinh đã phải bỏ dở kỳ thi vì đến muộn. Đó là thí sinh Đỗ Minh Tuấn (23 tuổi, quê từ Đắk Lắk). Tuấn là sinh viên hệ trung cấp của một trường cao đẳng ở TP.HCM đăng ký dự thi vào ngành công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Công nghệ. Tuấn đến điểm thi khi tiếng trống báo giờ làm bài được 5 phút. Tuấn cho biết do nhìn nhầm giờ thi nên mới đến trễ như vậy.
Huế: đình chỉ thêm năm trường hợp
Chiều 9-7, tại Huế, một số thí sinh tiếp tục vắng. Trong đó khối B vắng thêm 35 thí sinh, khối C vắng thêm 13 thí sinh, khối D1 vắng thêm 14 thí sinh và khối T vắng thêm 2 thí sinh. Tỉ lệ chung (không kể các khối năng khiếu M và H) đạt 82,53%.
Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế cho biết trong môn thi thứ hai có thêm 5 thí sinh bị đình chỉ thi. Trong đó có bốn trường hợp mang điện thoại di động vào phòng thi và một trường hợp mang tài liệu vào phòng thi. Riêng trường hợp mang tài liệu xảy ra tại điểm thi Trường ĐH Y dược Huế.
Ngoài ra có thêm năm trường hợp khác bị khiển trách. Trong đó có một trường hợp nhìn bài người bên cạnh và bốn trường hợp khác trao đổi khi làm bài.
Nhiều thí sinh cho rằng đề thi lịch sử chiều 9-7 dù khá dễ nhưng “phân hóa” thí sinh rất rõ. Với học lực trung bình có thể làm được ba câu 1, 2, 3 trong khoảng 4-5 điểm. Nếu làm thêm câu 4 có thể kiếm thêm chừng 1 điểm nữa. Tuy nhiên đối với thí sinh có hoc lực khá, có thể dễ dàng kiếm được 5-6 điểm ở 3 câu đầu, đồng thời dễ lấy 2 điểm, thậm chí có thể lấy điểm tuyệt đối ở câu 4. Do đó học lực khá có thể lên đến 7-8 điểm ở môn này.
Cụm thi Quy Nhơn: thêm 1 thí sinh bị đình chỉ thi
Số thí sinh bỏ thi môn thứ 2 của cụm thi liên trường TP. Quy Nhơn là 43 em so với buổi thi sáng cùng ngày.
Về đề môn sinh, đa số thí sinh có chung nhận xét là đề bám sát chương trình sách giáo khoa, vừa sức. Học sinh có học lực trung bình khá có thể làm được bài ở mức 5 đến 6 điểm.
Nhiều thí sinh nhận xét đề ngoại ngữ khối D1 vừa sức, không quá khó nhưng có tính phân loại cao. Thí sinh có học lực trung bình khá có thể làm được 5 đến 6 điểm. Kết thúc buổi thi thứ 2, nhiều thí sinh các khối B, D đã rời phòng thi trong tâm trạng khá phấn khởi vì làm được bài cả 2 môn trong ngày thi đầu tiên.
Chiều nay tại cụm thi liên trường TP. Quy Nhơn có thêm 1 thí sinh dự thi vào ĐH Quy Nhơn bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi. Như vậy, trong ngày thi đầu tiên, tại cụm thi này có 2 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động và 1 thí sinh khác là em Đặng Thị Mỹ Thu, dự thi khối D1, trường ĐH Nông lâm TP.HCM sau khi nhận đề thi môn Toán buổi sáng thì ngất xỉu phải đưa đến bệnh viện cấp cứu và không thể quay lại dự thi.
Thí sinh 30 tuổi bán vé số đi thi đại học Thí sinh lớn tuổi nhất ở Hội đồng thi đại học Đà Lạt là Nguyễn Anh (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng), 30 tuổi.
Để bước được đến trường thi với mong ước trở thành thầy giáo dạy sử, thí sinh “quá lứa” này đã phải làm nhiều nghề khác nhau và gần đây nhất là bán vé số. Do gia đình khó khăn và bản thân là người khuyết tật, mặc cảm với bạn bè về ngoại hình nên Nguyễn Anh đã nghỉ học giữa chừng để qua Đắk Nông bán vé số. Sau đó anh Anh tới TP.HCM làm nhân viên thống kê, kế toán. Cảm giác thua kém đồng nghiệp do không được học hành tới nơi tới chốn đã khiến anh quyết định quay về Lâm Đồng học lại. Tháng 7-2010, anh đăng ký học lại tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tại TP. Đà Lạt. Hàng ngày 5g sáng anh đã phải dậy đi bán vé số ở khắp các ngóc ngách TP. Đà Lạt, chiều anh lại tới trường nuôi ước mơ bước vào giảng đường. Nguyễn Anh cho biết, tính từ khi nghỉ học đến nay anh đã có thâm niên 6 năm bán vé số. |
* Tin, bài liên quan:
Nhận định đề thi: Địa lý quen thuộc, toán dễ thở Hơn 612.000 thí sinh thi ĐH đợt 2 thi môn đầu tiên Đăng ký nhầm cao đẳng, nhiều thí sinh không được dự thi 79,4% thí sinh làm thủ tục dự thi đợt 2 Email Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã sẵn sàng nhận phản ảnh Đón đọc bài giải các môn thi ĐH đợt 2
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận