Mua cổ phiếu phải xin phép?Vào cuộc "săn" cổ phiếu cơ bảnNhiều ngân hàng mua cổ phiếu quỹ
Phóng to |
Việc doanh nghiệp sử dụng vốn nhàn rỗi đầu tư vào chứng khoán diễn ra phổ biến - Ảnh: Thanh đạm |
Ông Trần Hữu Huỳnh - nguyên trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp VN - khuyến cáo như vậy khi trao đổi xung quanh câu chuyện “Mua cổ phần có phải đăng ký?”. Ông Huỳnh thừa nhận thời gian qua doanh nghiệp tư nhân dù không đăng ký nhưng đã sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư góp vốn, mua cổ phần... Thậm chí, trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp đều ghi có khoản lợi nhuận hoặc thua lỗ do góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp khác, hay mua cổ phần...
* Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rất lo lắng sẽ bị “thổi còi”, nhưng muốn đăng ký cũng không được do trong danh mục ngành nghề kinh doanh không có mã ngành này, thưa ông?
* Chuyên giaNGUYỄN TRÍ HIẾU: Điều chỉnh những bất cập Ngoài những ngành nghề chính, thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào chứng khoán dù không đăng ký với cơ quan chức năng hoặc muốn đăng ký cũng không được. Do đó, những lo lắng của các doanh nghiệp này về khả năng bị “thổi còi” là có thực và chính đáng. Để giải tỏa tâm lý cho các doanh nghiệp, trước hết các cơ quan quản lý phải có hướng dẫn, giải thích rõ ràng. Còn về lâu dài, những bất cập trong luật cần được sửa đổi để tránh cho doanh nghiệp gặp rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh với những điều luật không rõ ràng. * LSPHẠM THÀNH CÔNG (văn phòng luật sư Thành Công): Sớm hướng dẫn, giải thích cho doanh nghiệp Để bảo vệ mình, doanh nghiệp nên có văn bản hỏi thẳng sở kế hoạch - đầu tư nơi cấp phép kinh doanh và yêu cầu nơi này phải trả lời bằng văn bản. Theo tôi, cơ quan quản lý cũng phải có hướng dẫn rõ ràng để doanh nghiệp thực hiện, tránh tình trạng nhập nhằng như hiện nay khiến doanh nghiệp lo lắng, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh, xa hơn là ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. |
- Theo dự thảo Luật doanh nghiệp mới, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng trong thời điểm chờ luật mới thông qua, nhiều doanh nghiệp lo ngại do đã trót góp vốn, đầu tư mua cổ phần nhưng không đăng ký kinh doanh là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên theo tôi, có những ngành nghề Nhà nước không thể đăng ký được cho người dân, suốt bao nhiêu năm không cập nhật thì không phải lỗi của dân. Vì ngay cả khi dân đi đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không cấp được. Hơn nữa, nghĩa vụ của Nhà nước là phải đáp ứng quyền kinh doanh của dân, nên mới có nguyên tắc người dân được quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
* Theo ông, doanh nghiệp nên làm gì để tránh rủi ro?
- Tôi cho rằng nếu có chiến lược kinh doanh thường xuyên ngành nghề kinh doanh đó, ví dụ trong đại hội đồng cổ đông có bàn, nêu rõ trong nghị quyết kinh doanh ngành nghề ấy, quyết định nguồn vốn, nhân lực để thường xuyên kinh doanh thì cần phải đăng ký, nếu có mã số đăng ký. Còn những doanh nghiệp chỉ dùng vốn nhàn rỗi của mình kinh doanh thì không cần đăng ký, vì cũng không thể coi đó là hoạt động kinh doanh thường xuyên.
Tuy nhiên, có thực tế là nếu cơ quan nhà nước khi áp dụng pháp luật mà không giải thích rõ ràng thì nhiều doanh nghiệp hiện tại đang góp vốn mua cổ phần vẫn có thể bị coi là vi phạm pháp luật.
* Trong thời gian chờ Luật doanh nghiệp mới được thông qua, cơ quan chức năng cần làm gì để giúp doanh nghiệp an tâm?
- Trước hết, theo tôi, nếu buộc doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu phải đăng ký thì liệu hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân đang đầu tư góp vốn, mua bán cổ phần thường xuyên trên thị trường chứng khoán có phải đăng ký không? Tại sao cá nhân không phải đăng ký trong khi cũng cá nhân đó thành lập doanh nghiệp lại phải đăng ký? Cũng không thể cho rằng nếu kinh doanh thường xuyên thì phải đăng ký, bởi tần suất là thường xuyên rất khó xác định.
Việc ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý là cần thiết. Tuy nhiên, trong khi chờ Luật doanh nghiệp mới được thông qua, các cơ quan như Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn hoặc thể hiện rõ quan điểm để người dân, doanh nghiệp biết, xem họ đang đầu tư, góp vốn, mua cổ phần có cần đăng ký kinh doanh không. Điều này tiến hành càng nhanh càng giúp tránh những lo ngại, sự không rõ ràng... có thể hạn chế sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của người dân.
* Từng tham gia soạn thảo Luật doanh nghiệp 1999 và năm 2005, quan điểm của ông như thế nào về chuyện đăng ký ngành nghề kinh doanh?
- Khi góp ý cho Luật doanh nghiệp về các ngành nghề để người dân đăng ký kinh doanh, chúng tôi cũng đã thừa nhận rằng điều này sẽ không bao giờ là đủ, vì “nhân sinh bách nghệ”. Thực tế luôn phát sinh những cơ hội kinh doanh và người giỏi thường là người tận dụng được thời cơ, chớp lấy cơ hội kinh doanh sớm nhất. Việc phân ngành nghề theo mã ngành kinh tế quốc dân chủ yếu nhằm mục đích thống kê nhà nước.
Nếu ngành nghề nào không được nêu trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh được hiểu là ngành nghề “nhạy cảm” cần cấm, thì cần làm rõ quy định này. Nhưng theo tôi, những ngành nghề Nhà nước không nêu cụ thể trong danh mục các ngành nghề kinh doanh, dân có quyền kinh doanh, không phải đợi luật. Nếu sau này Nhà nước thấy đó là ngành nghề cần phải đăng ký kinh doanh hoặc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì bổ sung. Thực tiễn cuộc sống bao giờ cũng đi nhanh hơn pháp luật. Pháp luật có hiệu quả là ở chỗ này: chấp nhận quyền tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm, không buộc phải đăng ký.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận