23/04/2023 13:35 GMT+7

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt

Sinh viên được tiếp xúc những bộ Việt phục, nón quan, áo giáp… tại Ngày hội Việt phục “Tóc xanh - Vạt áo” ở Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Sinh viên trải nghiệm văn hóa thông qua Việt phục tại ngày hội diễn ra ở Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - Video: NGỌC PHƯỢNG

Tuần lễ văn hóa "Sóng đôi" và Ngày hội Việt phục "Tóc xanh - Vạt áo" lần thứ 3 diễn ra, với mong muốn tạo thói quen tiếp nhận các sản phẩm văn hóa tích cực cho sinh viên, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta đến rộng rãi hơn đối với các bạn sinh viên nói riêng và người trẻ nói chung. "Sóng đôi" là dự án văn hóa đặc biệt dành cho người yêu mến những giá trị văn hóa Việt. 

Anh Nguyễn Huỳnh Minh Phúc - phó bí thư Đoàn Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TP.HCM, đại diện ban tổ chức - cho biết chương trình năm nay thu hút khoảng 2.000 - 3.000 người tham gia trực tiếp. Ngoài sinh viên trong trường còn có sinh viên trong khối đại học quốc gia, các trường lân cận trên địa bàn quận 1, 3, 5 và các quý phụ huynh quan tâm đến chương trình. 

"Năm nay ngày hội tổ chức với quy mô lớn hơn, có 15 đơn vị ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam cùng tham gia với 18 gian hàng. Không chỉ dừng lại ở Việt phục mà còn có gốm sứ, mô hình những vị tướng lĩnh nổi tiếng ở Việt Nam, những trò chơi lấy chất liệu từ lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Ngoài ra còn có giá trị văn hóa của người Chăm mang đến giới thiệu cho các bạn trẻ. 

Chúng tôi muốn tạo một môi trường cho các bạn có thể trải nghiệm thử tương tác với các đồ vật, hiện vật, trang sức và đặc biệt là Việt phục. Trong vài năm trở lại đây Việt phục trở thành trào lưu và có sự quan tâm nhiều hơn. Cho các bạn trải nghiệm thử mặc trang phục, tìm hiểu Việt phục một cách chính thống" - anh Phúc nói thêm.

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 2.

Nhóm bạn Thanh Hằng thích thú mặc thử trang phục Nhật Bình - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Bạn Ái Doanh (sinh viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) bộc bạch: "Em biết đến chương trình trên mạng xã hội. Nay em rủ bạn đến để tham quan và trải nghiệm thử. Em thích không khí như thế này và em được mặc thử trang phục miễn phí, được tiếp xúc văn hóa Việt một cách thiết thực". 

Tuần lễ văn hóa "Sóng đôi" được tổ chức từ ngày 24-4 đến 28-4 với 5 hoạt động chính được diễn ra trong suốt tuần lễ: Lễ khai mạc Tuần lễ và Ngày hội Việt phục "Tóc xanh - Vạt áo", Tuần lễ điện ảnh "Phim Việt nhân văn", Triển lãm mỹ thuật "Dòng chảy đôi mươi", cuộc thi ảnh trên mạng xã hội "Nét Việt", lễ bế mạc tuần lễ và chương trình "Thường thức trăm năm". 

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 3.

Vương miện của triều Nguyễn được phục dựng bằng tay với chi tiết tinh xảo

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 4.

Các mô hình vị tướng y như thật được các bạn thích thú tìm hiểu

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 5.

Bạn Kim Yến và Khanh Ly - sinh viên năm nhất - cho biết đây là lần đầu tiên được tham gia và tiếp cận được văn hóa của Việt Nam trực tiếp như vậy

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 6.

Nhóm bạn Nguyễn Thị Uyên tự tin diện cổ phục

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 7.

Thanh Trúc cùng bạn tìm hiểu về trang phục tại ngày hội

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 8.

Các bạn sinh viên trải nghiệm giáp phục

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 9.

Bạn Ái Doanh (sinh viên Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) thích thú tham dự chương trình

Sinh viên TP.HCM thích thú với trang phục xưa của người Việt - Ảnh 10.

Bạn Anh Hùng (sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) dẫn mẹ đến tham gia và diện thử cổ phục

Người trẻ nặng lòng với cổ phụcNgười trẻ nặng lòng với cổ phục

Tối 8-1, 15 bộ cổ phục do nhà thiết kế Nguyễn Văn Hiệu cùng các cộng sự nghiên cứu và thiết kế lần đầu tiên ra mắt công chúng tại Hà Nội. Đặc biệt, đội ngũ làm việc là tập hợp những bạn trẻ có niềm đam mê với cổ phục Việt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên