18/08/2006 21:07 GMT+7

Singapore: giá dầu tăng, nhiên liệu sinh học "lên ngôi"

TƯỜNG VY (Theo Reuters)
TƯỜNG VY (Theo Reuters)

TTO - Kom Mam Sun chạy chiếc Nissan bằng nhiên liệu sinh học 2 năm nay để thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của mình: dùng dầu ăn từ các nhà hàng làm nhiên liệu cho phương tiện đi lại.

rDKs7jNM.jpgPhóng to
Đổ xăng tại một trạm xăng ở Marathon, Chicago, Illinois hôm 14-8 - Ảnh: AFP
TTO - Kom Mam Sun chạy chiếc Nissan bằng nhiên liệu sinh học 2 năm nay để thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của mình: dùng dầu ăn từ các nhà hàng làm nhiên liệu cho phương tiện đi lại.

Cuộc thử nghiệm là một thành công đối với chủ doanh nghiệp 32 tuổi này: anh đã mở nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên hồi tháng 6 qua và đã thu về lợi nhuận 50.000 đô la Singapore (31.600 USD)

“Khách hàng của tôi trong ngành công nghiệp xây dựng rất hài lòng với nhiên liệu sinh học vì nó đặc biệt tốt hơn và sạch hơn khi dùng cho các máy móc hạng nặng”, Kom nói.

Công việc kinh doanh như của Kom đang ngày càng được ưa chuộng tại Singapore, trung tâm lọc dầu lớn nhất châu Á, mang về nhiều lợi nhuận trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với giá xăng dầu ngày càng tăng.

Singapore là nơi lý tưởng để phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, với lợi thế nguồn dầu cọ - thành phần chính của nhiên liệu sinh học - từ Malaysia và Indonesia. Cả hai nước này sản xuất khoảng 80% nguồn cung dầu cọ của thế giới.

“Nhiên liệu sinh học là nguồn nhiên liệu có thể hồi phục và thân thiện với môi trường”, John Hall, giám đốc tiếp thị toàn cầu của công ty năng lượng Peter Cremer Gruppe có trụ sở tại Đức nhận định. Công ty này dự định xây dựng một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học trị giá 20 triệu USD tại Singapore vào tháng 5-2007 với khả năng sản xuất 200.000 tấn nhiên liệu sinh học.

Trong bối cảnh giá dầu thế giới cứ ngày càng tăng, nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, đang ra sức khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học để giảm sự lệ thuộc vào dầu thô. Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ tăng cường dùng nhiên liệu sinh học, trong đó có ít nhất 5,75% dùng cho chuyên chở.

Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học không hẳn là không có mặt trái của nó. Các nhà hoạt động môi trường cho rằng việc mở rộng ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học có thể dẫn tới tình trạng phá rừng.

TƯỜNG VY (Theo Reuters)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên