19/02/2019 13:11 GMT+7

Sau tết, lại tìm người

NGUYỄN ĐƯỚC
NGUYỄN ĐƯỚC

TTO - Đến hẹn lại lên, cứ sau tết, nhiều doanh nghiệp lại lâm vào tình cảnh khan hiếm, thiếu hụt lao động. Làm gì để hạn chế tình trạng này?


Sau tết, lại tìm người - Ảnh 1.

Thông báo tuyển dụng đầu năm ở cổng Công ty CP ĐT TM dệt may Thành Công, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: TUYẾT KIỀU

Vấn đề này phần lớn tập trung ở các doanh nghiệp may mặc và xây dựng, các khu công nghiệp. Có doanh nghiệp phải cử người đến các khu công nghiệp lân cận, giăng băngrôn, dán thông báo tuyển dụng. 

Có doanh nghiệp phải gọi điện thoại liên lạc, "năn nỉ" người lao động vào làm việc sau tết cho kịp đơn đặt hàng hoặc cho kịp tiến độ, bàn giao công trình...

Người lao động nghỉ việc, bỏ việc sau tết thường là lao động ký hợp đồng ngắn hạn, thời vụ, người lao động tự do... 

Có một thực tế: nhiều khu công nghiệp, các trung tâm thương mại được xây dựng ở khắp các tỉnh thành đã thu hút một lực lượng không nhỏ công nhân có nguyện vọng làm việc ở quê nhà, đỡ tốn tiền thuê nhà, tiết kiệm sinh hoạt phí, có thể gửi người thân trông con nhỏ, chi phí gửi trẻ cũng thấp hơn. Và tết là dịp họ quyết định ở lại quê.

Sau hàng chục năm làm việc ở thành phố lớn, nhiều công nhân lao động không tích lũy được gì nhiều. “Của để dành” chỉ là cuốn sổ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng.


Mức lương tối thiểu với công nhân vùng 1 ở thành phố hiện tại là 4.180.000 đồng. Nhưng mức lương này chưa thể đảm bảo nhu cầu của đa số người lao động so với vật giá, chi phí hiện nay. Công nhân chật vật với đồng lương. Vậy nên, họ thôi làm công nhân, chọn hướng việc làm khác ở các ngành nghề dịch vụ.

Để giữ chân công nhân, đảm bảo sản xuất, có những doanh nghiệp cho ứng lương, hỗ trợ tiền vé tàu xe khứ hồi, chi trả tiền phép năm... Tiếc thay, những nơi làm theo cách này không nhiều. 

Thay vào đó, nhiều nơi giữ người bằng cách "giam" lại lương, thưởng để buộc họ trở lại công ty, cách này nhiều công ty ở tỉnh cũng áp dụng để giữ công nhân tại địa phương. Chỗ làm ở công ty, nhà máy do vậy càng nhọc nhằn hơn với công nhân.

Thiển nghĩ, để hạn chế tình trạng công nhân bỏ việc, nghỉ việc, doanh nghiệp cần những giải pháp thiết thực hơn. Cần sự chung tay từ nhiều phía và cả chính quyền địa phương. Những khu nhà trọ tập thể, nhà ở xã hội giá rẻ dành cho công nhân, cùng các khu giữ trẻ gần nơi làm việc... cũng là cách tháo gỡ khó khăn.

Quan trọng nhất, chính sách về tiền lương phải thật phù hợp, không chỉ đáp ứng mức sống tối thiểu mà còn có thể tích lũy. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể giữ chân người lao động, ổn định sản xuất.

Gần 22% công chức Cần Thơ vắng mặt ở công sở sau Tết Gần 22% công chức Cần Thơ vắng mặt ở công sở sau Tết

TTO - Sở Nội vụ TP Cần Thơ kiểm tra 22 đơn vị, kết quả có 333/424 công chức có mặt tại công sở (đạt tỉ lệ 78,54%), 91 công chức vắng mặt, cá biệt có đơn vị không có người làm việc và khóa trái cửa.

NGUYỄN ĐƯỚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên