06/11/2020 18:34 GMT+7

Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa

HOÀI THƯƠNG
HOÀI THƯƠNG

TTO - Nhiều cây bàng xanh trên đường huyện 18, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang bị sâu xanh ăn đến sạch lá.

Anh Võ Hoàng Khánh Duy kể lại việc phát hiện loài sâu lạ này - Video: HOÀI THƯƠNG

Chiều 6-11, ông Võ Văn Men - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang - cho biết liên quan đến việc nhiều cây bàng xanh ở huyện Gò Công Tây bị sâu xanh ăn đến sạch lá, đến nay đã có xác định ban đầu đây là loại sâu có giá trị thương mại quan trọng trong sản xuất tơ lụa tự nhiên.

Trước đó, hàng loạt cây bàng xanh nằm trên đường huyện 18, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có xảy ra hiện tượng sâu lạ ăn trụi lá cây, gây lo lắng cho người dân đang sinh sống trong khu vực. 

Những con sâu xanh có kích thước xấp xỉ ngón tay xuất hiện dày đặc trên các cây bàng. Có đến hàng chục cây xanh bị sâu xanh dài hơn 5cm ăn trụi lá. Trên thân cây sâu bò lổn ngổn, sâu xanh còn bò xuống mặt đường khiến người đi đường hoảng sợ.

Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa - Ảnh 2.

Người dân đang tìm cách bắt những con sâu xanh này - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Cũng theo ông Men, để tìm hiểu về loại sâu này, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã phối hợp với Viện Sinh thái học miền Nam nghiên cứu và cho ra kết luận đây là loài bướm đêm nằm trong giống Antheraea, có tên gọi chung là ngài tơ tasar (tussar), tên tiếng Anh là Tasar silkmoth, thuộc họ ngài hoàng đế (Saturniidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).

Antheraea là một chi bướm đêm thuộc họ Saturniidae. Nhiều loài thuộc chi này có giá trị thương mại quan trọng trong sản xuất tơ lụa tự nhiên. Thường được gọi là "tơ tussah", loài bướm này được gọi là bướm đêm tussah theo sợi tơ của nó.

Loài sâu này có kích thước lớn, khoảng 10cm, chúng có thể ăn được lá nhiều loại cây khác nhau như cây sao đen, cây dầu và cây bàng...

Các loài thuộc giống Antheraea đóng góp rất lớn cho ngành dệt lụa ở Ấn Độ, Trung Quốc và những ứng dụng khác trong y học. Do đó, loài này đã được nghiên cứu gây nuôi có kiểm soát trong tự nhiên, đặc biệt là ở các khu vực trồng cây phục hồi rừng, góp phần bảo vệ môi trường, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. 

Chính vì thế, người dân không nên quá lo lắng bởi đây là một loài nếu được kiểm soát tốt sẽ có lợi cho con người và hệ sinh thái tự nhiên.

"Do thời tiết mưa nắng xen kẽ hiện nay tạo điều kiện cho sâu ăn lá phát triển. Để xử lý loại sâu này, chúng tôi đã cho người phun xịt hóa chất để ngừa sâu lan sang nhiều cây xanh khác", ông Men cho biết thêm.

Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa - Ảnh 3.

Những con sâu xanh đang "tấn công" nhiều cây bàng ở Tiền Giang - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa - Ảnh 4.

Một con sâu làm tổ để chuẩn bị sinh sản - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Sâu lạ ăn lá bàng ở Tiền Giang là loại sâu có giá trị trong sản xuất tơ lụa - Ảnh 5.

Sâu xanh dài đến 5cm phá hủy nhanh chóng nhiều cây xanh - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Nhiều cây bàng xanh trơ trụi chỉ sau một đêm vì bị sâu ăn lá Nhiều cây bàng xanh trơ trụi chỉ sau một đêm vì bị sâu ăn lá

TTO - Nhiều cây bàng xanh trên đường huyện 18, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang bị sâu xanh ăn đến sạch lá.

HOÀI THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên