22/10/2020 17:38 GMT+7

Sau đại dịch, du khách Việt chuộng du lịch trong nước và 'phượt'

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Lượng cầu du lịch nội địa, đặc biệt đối với các địa điểm du lịch biển và du lịch sinh thái, đang dần hồi phục tại Việt Nam sau khi vượt qua những lo ngại ban đầu về dịch COVID-19, theo báo cáo được Google công bố ngày 22-10.

Sau đại dịch, du khách Việt chuộng du lịch trong nước và phượt - Ảnh 1.

TP.HCM, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu và Nha Trang là những địa điểm được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất thời gian qua - Ảnh: TRIP SAVVY

Báo cáo về thực trạng ngành du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2020 (APAC State of Travel) ghi nhận các địa điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam là TP.HCM, Đà Lạt, Phú Quốc, Vũng Tàu và Nha Trang.

Bên cạnh nhu cầu di chuyển thiết yếu đến các thành phố lớn như thường lệ, báo cáo này nhận định xu hướng du lịch đến các địa điểm gần gũi với thiên nhiên và vùng biển đang gia tăng cho những kỳ nghỉ cuối năm.

Phát biểu tại lễ công bố báo cáo mới, ông Rohan Dhanuka - trưởng nhóm phân tích về du lịch và tài chính của Google - cho biết dù ưu tiên về giá cả, khuyến mãi vẫn là ưu tiên hàng đầu của du khách thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiêu chí về an toàn đã vươn lên vị trí thứ hai sau giai đoạn dịch bệnh.

Theo ông Dhanuka, khái niệm "an toàn" của du khách mỗi quốc gia trong khu vực cũng khác nhau. 

Tổng hợp những quan điểm này, nhóm nghiên cứu đã chia các quốc gia về 3 nhóm chính là Bình thường mới (New Normal), Chuyển giao (Transition) và Phong tỏa/Mở cửa kinh tế quốc nội. Trong đó, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và New Zealand nằm ở nhóm Bình thường mới - tức những quốc gia đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

"Điển hình tại Việt Nam, du lịch "phượt" đang trên đà phát triển... Người dân tại đây đang đẩy nhu cầu du lịch bị dồn nén của mình vào các chuyến du lịch trong nước", ông Dhanyka nói.

Cũng theo ông Dhanuka, có 50% số người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát cho biết đang muốn hoặc rất muốn đi du lịch

Kết quả này khá trùng hợp với thống kê về xu hướng tìm kiếm du lịch tại khu vực. Thống kê cho thấy chỉ trong vòng ba tháng, nhu cầu tìm kiếm về du lịch đã phục hồi khoảng 50% so với mức trước COVID-19.

Theo báo cáo của Google, du khách Việt cũng đang chuyển hướng từ các tour du lịch trọn gói sang các hoạt động khám phá.

Đỉnh Fansipan cùng Bà Nà Hills đang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch. Địa đạo Củ Chi, vịnh Hạ Long vẫn là các điểm thu hút du lịch hàng đầu với du khách Việt hậu COVID-19.

Du khách Việt Nam ưu tiên hàng đầu về uy tín thương hiệu khi đưa ra quyết định chi tiêu du lịch, theo APAC State of Travel 2020. Trong khi đó, xu hướng tìm kiếm địa điểm du lịch biển của du khách Việt trong tháng 7 đã tăng gấp 5 lần so với tháng 3.

Bà Hermione Joye - người đứng đầu nhóm phụ trách du lịch và tìm kiếm theo chiều dọc (vertical search) ở châu Á - Thái Bình Dương của Google, du khách tìm kiếm nhiều nhất thời gian qua tìm kiếm câu hỏi "đâu là nơi du lịch an toàn?" nhiều nhất.

"Trong giai đoạn bất ổn này, du khách rất khó tìm kiếm được điểm đến, vì dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh, trong khi các hướng dẫn và giới hạn từ phía chính phủ cũng liên tục thay đổi. Thành thật mà nói, việc du lịch đã trở nên khó khăn đối với du khách, ngay cả đối với tôi", bà Joye chia sẻ.

Nữ chuyên gia trên khuyến cáo doanh nghiệp và các quốc gia cần đầu tư vào cơ sở dữ liệu để nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu đang thay đổi của du khách. Bà nhấn mạnh doanh nghiệp cần xây dựng niềm tin từ du khách bằng cách đưa thông điệp về vệ sinh và an toàn vào thương hiệu.

Tận hưởng không gian bar ấn tượng bên bờ biển đẹp miền Trung Tận hưởng không gian bar ấn tượng bên bờ biển đẹp miền Trung

Được mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung, Ninh Chữ hiện là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với bờ cát ngả vàng mềm mại, nước trong xanh, quanh năm sóng vỗ rì rào…

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên