21/08/2015 21:25 GMT+7

Rối loạn trong xét tuyển đại học, hãy tự trách mình!

PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG

TTO - PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, có những phân tích đưa ra một góc nhìn khác về những rối loạn trong xét tuyển đại học đợt 1 năm 2015.

Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM trong ngày cuối - Ảnh: Quang Định
Hàng dài thí sinh chờ làm thủ tục nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM trong ngày cuối - Ảnh: Quang Định

Tôi không bênh vực Bộ GD-ĐT nhưng tôi nghĩ mọi người cần bình tĩnh để xem xét nguyên nhân của những sự cố vừa rồi. Theo tôi, có năm nguyên nhân chính dẫn đến sự việc: 

Thứ nhất: Sự ngộ nhận của phụ huynh và thí sinh về năng lực thật của thí sinh. 

Điều này xuất phát từ đề thi năm nay. Do phải tích hợp hai kỳ thi trong một, đề thi năm nay phải dễ để đảm bảo tỉ lệ đậu tốt nghiệp khiến điểm khá cao, gây ngộ nhận cho thí sinh và gia đình.

Thực chất, những thí sinh đạt 18-19 điểm trong kỳ thi năm nay chỉ tương đương 13-14 điểm trong kỳ thi năm ngoái. Thế nhưng, ít ai kể cả báo chí, đề cập vấn đề này làm các thí sinh cứ nghĩ 18-19 điểm là đã có thể trúng tuyển vào các trường tốt và tập trung nộp hồ sơ vào các trường này khiến đến giờ chót cập rập phải rút hồ sơ đăng ký. 

Thứ hai: Sự vô trách nhiệm của lãnh đạo các trường lớn. Sau khi có điểm sàn, lãnh đạo các trường không phân tích dữ liệu các năm trước để đưa ra điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển phù hợp với trường mình.

Nên nhớ, các thí sinh rất non nớt, khi thấy các trường công bố 15 điểm là có thể nộp hồ sơ đăng ký và các em nghĩ là điểm có thể đậu. Điều này lại gây thêm một sự ngộ nhận thứ hai còn trầm trọng hơn vì có vài trăm ngàn thí sinh thuộc nhóm 15-20 điểm nộp sai địa chỉ.

Tôi cho rằng chúng ta đừng nên đổ hết trách nhiệm lên Bộ GD-ĐT mà hãy tự trách mỗi chúng ta. PGS-TS Đỗ Văn Dũng
PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Thứ ba: Xuất phát từ tình thương thí sinh, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT suy nghĩ đơn giản là khi được chọn nhiều nguyện vọng sẽ tăng cơ hội cho thí sinh.

Tuy nhiên trên thực tế, điều này tạo ra số lượng lớn thí sinh ảo, gây tâm lý bất an và lo lắng khi mình xếp thứ tự quá lớn nên đổ xô đi rút hồ sơ.

Thứ tư: Phản ứng chậm. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã phản ứng quá chậm khi cho các em đăng ký rút hồ sơ đăng ký xét tuyển ở sở GD-ĐT vào tuần cuối khiến các thí sinh phải tốn công sức và tiền bạc để đến rút hồ sơ tại trường mình nộp.

Thứ năm: Ứng dụng công nghệ thông tin nửa vời. Trình độ công nghệ hiện nay cho phép thí sinh ngồi tại nhà thay đổi nguyện vọng ưu tiên hoặc thay đổi trường đăng ký mà không phải đi đâu cả. Thế nhưng, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã không đi theo hướng này mà cứ tập trung vào quản lý điểm số.

Như vậy, tôi cho rằng chúng ta đừng nên đổ hết trách nhiệm lên Bộ GD-ĐT mà hãy tự trách mỗi chúng ta. 

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn có thể trao đổi với tác giả ở ô ý bình luận bên dưới hoặc email về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn.
PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên