28/11/2014 06:00 GMT+7

Hốt hoảng rắn lục đuôi đỏ tấn công khu dân cư

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
VÕ HƯƠNG - TRÀ MY

TTO - Rắn lục đuôi đỏ kể cả khi chết vẫn có thể gây tổn thương cho người. Rắn lục đuôi đỏ tấn công khu dân cư, làm gì để khống chế?

Loài rắn lục đuôi đỏ đang "gây rối" cuộc sống của nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi...

Hốt hoảng rắn cắn người từ miền Tây đến miền Trung

Năm rồi, Bệnh viện Quân y 121 (Quân khu 9) cho biết đã tiếp nhận trên 150 ca bị rắn cắn (chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ).  

Năm nay, tháng 3-2014, nhiều người dân ở một số khu vực của TP Cần Thơ và Vĩnh Long lo lắng khi rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn trước.

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 10-2014, tại Tiền Giang đã có 886 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Mới đây, tháng 10-2014, người dân xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vô cùng lo lắng khi rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều hơn trước. 

Chị Nguyễn Thị Thành (43 tuổi, ngụ xóm 3, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị thương ở ngón tay do rắn lục đuôi đỏ cắn - Ảnh: Cảnh Phúc

Trung tuần tháng 11-2014, trên địa bàn quận Sơn Trà và Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, người dân rất lo lắng khi thường xuyên thấy rắn lục đuôi đỏ ở khu vực dân cư, thậm chí chui vào nhà.

Không chỉ Đà Nẵng, rắn lục đuôi đỏ còn xuất hiện ở các tỉnh miền Trung, cắn nhiều người phải nhập viện.

Nhiều khu dân cư ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam xuất hiện rắn lục đuôi đỏ cắn người và hàng chục người phải nhập viện. 

Rắn lục đuôi đỏ không chủ động tấn công người

PGS.TS Lê Nguyên Nhật (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết đặc điểm nhận dạng rắn lục: đầu nhỏ, không đối xứng, giữa mắt và mũi có hố má, cổ nhỏ, đầu hình tam giác và cơ thể ngắn.

Loài rắn này thường sống trên cây và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Thức ăn chủ yếu là thú, chim nhỏ, ếch, nhái.

>> PGS.TS Lê Nguyên Nhật 

“Loài rắn lục đuôi đỏ này không chủ động tấn công người”, PGS.TS Lê Nguyên Nhật và TS Nguyễn Quảng Trường (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) đều có chung nhận định.

>> PGS.TS Lê Nguyên Nhật 

>> TS Nguyễn Quảng Trường 

Không chủ động tấn công nhưng nếu đụng trúng, chạm trúng thì loài rắn này sẽ cắn và tiết nọc độc vào trong cơ thể người. Độc ở mức độ nào tùy thuộc vào lượng nọc đi vào cơ thể người, các nhà khoa học cho biết.

Có không việc có người cố tình thả rắn?

Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều có thể do năm nhuận nên mùa sinh sản kéo dài.

TS Lê Nguyên Nhật cho biết thêm là mùa sinh sản của loài rắn này vào khoảng tháng 4, tháng 5 đến tháng 9, tháng 10. Đặc biệt, loài rắn này đẻ con chứ không đẻ trứng như một số loài rắn khác.

>> PGS Lê Nguyên Nhật 

Rắn lục đuôi đỏ đẻ con chứ không đẻ trứng. Một con rắn cái đẻ 10 con thì 100 con rắn cái đã có thể làm số lượng rắn lục đuôi đỏ tăng lên 1.000 con 

TS Nguyễn Quảng Trường cho biết mỗi lần rắn lục đuôi đỏ có thể đẻ từ 4 - 14 con/lứa. Và theo phỏng đoán của TS Trường, do năm nay là năm nhuận, mùa nóng kéo dài làm mùa sinh sản của loài rắn này cũng được kéo dài theo. Và vì thế, đó có thể là nguyên nhân làm rắn đuôi đỏ xuất hiện nhiều như hiện nay.

>> TS Nguyễn Quảng Trường 

PGS.TS Lê Quang Nhật cho rằng chính vì rắn lục đuôi đỏ đẻ con nên số lượng cá thể có thể tăng ở một mức nào đó vào thời điểm mùa sinh sản này.

Một con rắn cái đẻ 10 con thì 100 con rắn cái đã có thể làm số lượng rắn lục đuôi đỏ tăng lên 1.000 con. TS Lê Quang Nhật cũng nhấn mạnh rằng rắn con vừa đẻ ra đã có khả năng gây độc.

>> PGS.TS Lê Nguyên Nhật 

Thấy rắn: giết hay không giết?

Với những loài rắn độc, kể cả khi đã chết nó vẫn có thể gây tổn thương cho con người. Rắn có phản xạ hồi tỉnh khi chết. 

“Rắn có thể cắn và phóng nọc độc thông qua phản xạ đến 90 phút sau khi nó đã chết”, TS Nguyễn Quảng Trường cảnh báo.

>> TS Nguyễn Quảng Trường 

TS Nguyễn Quảng Trường cho biết vì đặc tính của loài rắn này sống ở những bụi cây ven rừng hoặc nương rẫy nên người dân cần phát quang những bụi cây, dây leo quanh nhà để tránh tạo sinh cảnh cho rắn lục đuôi đỏ đến sống gần con người.

Khi di chuyển vào ban đêm thì người dân nên soi đèn và có sử dụng những đồ bảo hộ như ủng, găng tay… TS Nguyễn Quảng Trường còn lưu ý là khi bắt rắn nên dùng gậy hoặc kẹp để tránh nguy hiểm cho bản thân.

>> TS Nguyễn Quảng Trường 

Hiện tượng hấp dẫn như kiểu Pheromone thì chưa có ai chứng minh được, cũng chưa có tài liệu nào nhắc đến

PGS.TS Lê Quang Nhật cho biết thêm nếu thấy rắn trong nhà thì phải đuổi đi ngay hoặc đập chết vì nếu ban đêm không nhìn thấy sẽ dễ giẫm phải, chạm phải gây nguy hiểm cho chính mình.

>> PGS.TS Lê Nguyên Nhật 

Nhiều người dân băn khoăn về việc giết rắn và vứt đi thì những con rắn khác sẽ tìm đến, TS Nguyễn Quảng Trường cho biết chưa có tài liệu nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, rắn cái và rắn đực thường đi với nhau vào mùa sinh sản.

“Hiện tượng hấp dẫn như kiểu Pheromone hiện chưa có ai chứng minh được, cũng chưa có tài liệu nào nhắc đến” - TS Nguyễn Quảng Trường nói thêm.

>> TS Nguyễn Quảng Trường 

Riêng PGS.TS Lê Quang Nhật cho biết đối với một số loài, trong đó có rắn, vào mùa sinh sản con cái thường tiết ra chất kích thích và bò đến đâu sẽ để lại vết đến đấy. Và rắn đực khi phát hiện mùi này sẽ tìm đến rắn cái để giao phối.

Khi người dân giết rắn cái vào mùa sinh sản và kéo lê nó hoặc mang nó về nhà để làm thịt thì đôi khi rắn đực sẽ theo mùi chất kích thích mà tìm đến.

>> PGS.TS Lê Nguyên Nhật 

Xử trí kịp thời khi bị rắn cắn

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong (Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM) cho biết nọc độc của rắn sẽ tác động lên tim, thận, hệ thần kinh của con người. Do đó, khi bị rắn cắn thì nọc rắn sẽ qua vết thương xâm nhập vào máu. Vì thế, việc sơ cứu kịp thời là ngăn không cho nọc độc theo dòng máu đến tim. 

Cách làm cụ thể là dùng một sợi dây hoặc dây thun buộc garô (băng garô là dùng miếng băng dài hay miếng vải cột vết thương) phía trên vết cắn. Lưu ý là không được buộc chặt và khoảng 30 phút thì tháo ra để mạch máu lưu thông và sau đó buộc lại. Người dân cũng nên nhanh chóng đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế.

>> PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong 

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong cũng cho rằng người dân không nên rạch vết thương và nặn máu hoặc dùng miệng hút máu độc ra. Việc làm đó không những không ngăn cản được nọc độc mà còn làm vết thương nhiễm trùng.

>> PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong 

Địa phương đã vào cuộc

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, xác định nguyên nhân rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giao Sở Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên trang, chuyên mục để hướng dẫn cách phòng tránh, sơ cứu, cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố tổ chức phát động toàn dân ra quân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm để tiêu diệt, xua đuổi và hạn chế rắn ẩn nấp gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

TTO

VÕ HƯƠNG - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên