20/06/2024 15:00 GMT+7

Quyết liệt sống: Sách về nhà báo Minh Hiền, một người quả cảm

Sáng 20-6, buổi giao lưu ra mắt sách Quyết liệt sống về cố nhà báo Minh Hiền diễn ra ở TP.HCM.

Quyển sách Quyết liệt sống về nhà báo Minh Hiền đầy đam mê nghề và giàu nghị lực

Quyển sách Quyết liệt sống về nhà báo Minh Hiền đầy đam mê nghề và giàu nghị lực


Nhà báo Minh Hiền tên thật là Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1951 tại Củ Chi. Bà mất năm 2016 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.

Minh Hiền: Một người làm báo quả cảm

Nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch Nguyễn Hồ, người bạn đời của bà Minh Hiền, cho biết ông bắt đầu muốn viết cuốn sách về vợ từ năm 2006.

Tựa đề quyển sách được ông chọn lẫy từ bài viết của nhà báo Thủy Cúc đăng trên báo Tuổi Trẻ viết về Minh Hiền.

Ông Nguyễn Hồ (giữa) dù tuổi cao, sức khỏe kém nhưng luôn muốn làm những gì chỉn chu nhất cho quyển sách về người vợ quá cố của mình - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Nguyễn Hồ (giữa) dù tuổi cao, sức khỏe kém nhưng luôn muốn làm những gì chỉn chu nhất cho quyển sách về người vợ quá cố của mình - Ảnh: LINH ĐOAN

Ông Nguyễn Hồ chia sẻ: "Chữ quyết liệt không phải cái gì đó to tát, không để thắng ai, thắng cái gì mà là quyết liệt của Hiền để thắng chính bản thân mình, vượt qua những cam go. Thắng mình không trở thành người vĩ đại mà chỉ để trở thành người bình thường".

Đó là cô bé chập chững làm báo cách mạng khi còn quàng khăn đỏ. Năm 13 tuổi bà được vào làm tờ báo Giải Phóng với công việc chép tin đọc chậm. Đây được xem là khởi sự của biết bao người làm báo thời kháng chiến chống Mỹ.

Bà đã làm việc từ số báo đầu tiên năm 1964 đến số báo cuối cùng năm 1976. Sau đó bà hoạt động ở nhiều tờ báo như Sài Gòn Giải Phóng, Đại Đoàn Kết, Phụ Nữ TP.HCM…

Nhà báo Trần Trọng Thức cho rằng bà Hiền là người làm báo quả cảm, bà có dấu ấn rất lớn ở báo Doanh Nhân Sài Gòn. Khoảng đầu năm 1999, bà về phụ trách tờ tin Công Thương. Chỉ vài năm sau bà đã nỗ lực xin giấy phép xuất bản tờ Doanh Nhân Sài GònDoanh Nhân Sài Gòn cuối tuần.

Là tổng biên tập đầu tiên, bà tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và chính từ ý tưởng và đề xuất của bà trên báo này mà vào năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ra quyết định lấy ngày 13-10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Bà Thế Thanh tỏ vẻ "giận" vì đến giờ này quyển sách mới ra mắt. Bởi với bà, Minh Hiền là người chị đáng kính trong nghề. Bà luôn nhớ câu nói của bà Minh Hiền: "Cuộc sống quý giá nhưng chỉ quý giá thật sự khi ta biến mỗi ngày thành những giờ phút có ích".

Bà Thế Thanh (giữa) kể lại những ký ức đẹp với nhà báo Minh Hiền, người chị đồng nghiệp mà bà hết sức yêu quý - Ảnh: LINH ĐOAN

Bà Thế Thanh (giữa) kể lại những ký ức đẹp với nhà báo Minh Hiền, người chị đồng nghiệp mà bà hết sức yêu quý - Ảnh: LINH ĐOAN

Cuốn sách của nghĩa vợ tình chồng

Trong buổi giao lưu, mọi người nói với nhau rằng nếu người ta làm thơ tặng vợ thì ông Nguyễn Hồ thích làm… thư ký cho vợ!

Nhà thơ Lê Minh Quốc khẳng định rằng nếu không phải ông Nguyễn Hồ thì chắc chắn không ai làm được quyển sách như vậy cho nhà báo Minh Hiền.

"Qua cuốn sách người ta thấy có tình nghĩa vợ chồng rất lớn. Toàn bộ cuộc đời của người vợ do chính người chồng ghi lại" - ông Quốc nói.

Ông Nguyễn Hồ vui vẻ kể ông chính là người cẩn thận lưu trữ tất cả những bài báo về vợ. Khi bà rời một nơi làm việc nào đó sẽ có chiếc xe ba gác chở đồ dùng, tư liệu của bà về nhà và một tay ông sắp xếp lại hết.

Trong Quyết liệt sống ông đứng tên tác giả cùng vợ, đồng thời là người biên soạn chính. Ông kỹ tới mức cứ bổ sung, sửa tới sửa lui các bài viết khiến những người thực hiện quyển sách phải sốt ruột.

Tất cả những điều mà ông tỉ mỉ, cẩn thận làm cho người vợ quá cố chỉ có thể lý giải là tình yêu.

Sách mới của 2 nhà báoSách mới của 2 nhà báo

TT - Không hẹn mà gặp, vào giữa tháng 11-2006 có hai nhà báo cùng “trình làng” tác phẩm mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên