Thứ 5, ngày 26 tháng 5 năm 2022
Quà Trung thu: của cho không bằng cách cho
TTO - Tuổi thơ tôi có những ngày ròng rã chờ cả ngày để được phát một cái bánh trung thu. Hàng chục năm đã qua, vẫn còn những buổi trao quà Trung thu đáng buồn như vậy.

Trẻ em chơi Trung thu ở phố bích họa Phùng Hưng, Hà Nội - Ảnh: T.ĐIỂU
Tôi có nhiều năm đi cùng các đoàn tặng quà cho trẻ quê xa với không ít cảm xúc vui buồn xen lẫn. Có một "kịch bản" chung cho các chương trình trao quà Trung thu: tập hợp thiếu nhi, tổ chức vài trò chơi vận động, múa hát, phát quà. Thiếu vắng những tiết mục quan trọng của đêm hội trăng rằm như rước đèn, phá cỗ, múa lân... trong khi dành dư thừa thời gian cho người lớn.
Như chuyến tặng quà Trung thu tại Yên Bái năm 2018 của một đoàn doanh nghiệp tại TP.HCM. Những chiếc xe tải chở quà tặng, xe đạp... vượt hơn 100km đường đèo mang quà từ Hà Nội lên. Chương trình bắt đầu lúc 15h, đoàn đến điểm hẹn lúc 9h sáng, học sinh và phụ huynh đã tập trung đông đủ. Các em thiếu nhi háo hức với bộ trang phục chỉnh tề nhất của dân tộc mình, ban tổ chức thông báo các em trở về nhà, chiều quay lại nhưng có em không về vì nhà xa, sợ lỡ cuộc vui.
15h, trẻ háo hức dưới sân, chờ một đêm Trung thu ấm áp. Nhưng bước vào chương trình là phần giới thiệu lãnh đạo địa phương và đơn vị tài trợ dài ngoằng. Sau đó là vài tiết mục múa đã chuẩn bị sẵn, các em học giỏi lên nhận quà tượng trưng, rồi đến phần phát biểu của lãnh đạo. Cuối cùng là phần phát biểu cảm nghĩ của nhà tài trợ... rồi kết thúc.
Trẻ ra về, trời nhá nhem tối, mỗi em một gói quà, lồng đèn trên tay rọi đường đi về. Một "đêm hội trăng rằm" nặng nề hình thức với những câu chuyện của người lớn, trẻ chờ đợi cả ngày để rồi chỉ được làm khán giả và vỗ tay sau những phát biểu.
Tôi còn nhớ một chuyến đi Trung thu ở Gia Lai cùng Hội Trái Tim Yêu Thương (thuộc quản lý của Đội CTXH TP.HCM), đêm hội giữa tiếng cồng chiêng, khi MC hỏi các em: "Có mệt không?" - các em đồng thanh đáp: "Mệt nhưng chơi nữa". Không cần nghệ sĩ, không cần nhóm múa, tất cả các em đều có thể là diễn viên với những điệu nhảy múa hồn nhiên nhất, chẳng cần giống ai. Một đêm vui chơi thỏa thích là món quà Trung thu nhớ đời với trẻ.
Theo tôi, với một chương trình cho thiếu nhi, người lớn chỉ nên là khán giả, nên ngồi phía sau và nhường sân khấu cho trẻ. Niềm vui của trẻ không chỉ là bánh và lồng đèn, trẻ cần được vui chơi đúng nghĩa của một ngày hội, không em nào là khán giả, không em nào phải đến để ngồi vỗ tay rồi về, tất cả các em phải là nhân vật chính của ngày hội.
Cùng nhau vận động kinh phí, mua quà Trung thu cho trẻ không chỉ là một hoạt động từ thiện như bao dịp khác. Đến với trẻ nhân mùa Trung thu đâu chỉ là chia phát bánh. Trẻ vùng sâu thiếu thốn nhiều thứ. Một lần trao quà Trung thu, chúng ta không thể bù đắp được nhưng mang đến cho các em một đêm hội đầy giá trị tinh thần để nhớ mãi, không quên là điều người lớn có thể làm nếu chúng ta muốn với tấm lòng thật sự vì các em.
-
TTO - Đại diện Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM cho biết TP đang quyết liệt đẩy mạnh tiến độ xây dựng Trung tâm triển lãm quy hoạch TP tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, để công trình này đi vào hoạt động vào năm 2023.
-
TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc quản lý đoàn thanh tra lỏng lẻo, để đoàn tự do giao lưu với doanh nghiệp sẽ không bảo đảm tính độc lập của cơ quan thanh tra và khó phát hiện tiêu cực, sai phạm.
-
TTO - Ban Bí thư nhận thấy, ông Lê Minh Trung vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
-
TTO - Nhiều chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Vũng Tàu phản ánh từ tháng 3-2022 đến nay họ bị Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu tạm dừng trả tiền điện theo hợp đồng như thường lệ. Vì sao có chuyện này?
-
TTO - Tính từ 16h ngày 25-5 đến 16h ngày 26-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.275 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 69 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.080 ca trong cộng đồng).
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận