06/04/2023 09:39 GMT+7

Phù sa Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 9 lần vào 2040

Thực trạng của Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt ra những thách thức to lớn và Việt Nam khẳng định quyết tâm chủ động, tích cực để quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Phù sa Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 9 lần vào 2040 - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời báo chí về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng tham dự Hội nghị Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Lào - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong diễn ra trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đang đối mặt với những thách thức to lớn.

Do vậy, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thể hiện sự quan tâm và quyết tâm phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm lợi ích của các quốc gia trong lưu vực, trong đó có Việt Nam.

Khai thác sử dụng nguồn nước quá mức

* Thủ tướng Phạm Minh Chính có chia sẻ về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Mekong và Đồng bằng sông Cửu Long. Xin thứ trưởng cho biết thêm về điều này?

- Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông Mekong là nền tảng và lý do tồn tại của Ủy hội sông Mekong quốc tế. Đây là cơ sở để các nước hạ nguồn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan xây dựng Hiệp định Mekong năm 1995. Hiệp định có những nguyên tắc nền tảng, vừa yêu cầu phải tôn trọng chủ quyền mỗi nước nhưng cần phải sử dụng hợp lý, công bằng, tôn trọng lợi ích của các nước ở hạ nguồn.

Hiện nay, các nước đang có nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy việc khai thác, sử dụng nguồn nước cũng chịu tác động nặng nề, một số nơi quá mức. 

Sự phát triển của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong tác động trực tiếp tới nguồn nước, sự di chuyển của phù sa, các nguồn thủy hải sản trong khu vực…

Một ví dụ là theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2040 lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm hơn 9 lần so với hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm.

Mặt khác, mối nguy hại này còn bị cộng hưởng bởi các tác động rất tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây ra hiện tượng khí hậu cực đoan, lũ lụt, hạn hán. Tình trạng nước biển dâng khiến xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến Đồng bằng sông Cửu Long và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong khu vực.

Tăng cường hợp tác, phát triển bền vững lưu vực

* Trong bối cảnh đó, những thông điệp được Thủ tướng nêu ra tại hội nghị có ý nghĩa ra sao, thưa ông?

- Thủ tướng đã có những thông điệp rất quan trọng, sâu sắc và toàn diện. Đó là việc Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định Mekong năm 1995. Kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ hiệp định này, các bộ quy tắc đã được xây dựng.

Phù sa Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm 9 lần vào 2040 - Ảnh 3.

Bốn nước thuộc Ủy hội sông Mekong cùng hai đối tác đối thoại là Trung Quốc và Myanmar - Ảnh: N.AN

Với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, toàn lưu vực, tăng khả năng thích ứng của người dân, Thủ tướng đã đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể, đặc biệt là các nước ở thượng nguồn. Như việc tăng cường chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu chung, ứng phó biến đổi khí hậu. Phát triển giao thông thủy bền vững. Phối hợp xử lý tội phạm xuyên quốc gia. Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ tài chính, nguồn lực...

* Những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và những đóng góp của đoàn Việt Nam đã được đón nhận như thế nào?

- Trong phát biểu của lãnh đạo cấp cao các nước, có nhiều ý kiến chia sẻ với những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong đó các nước đều khẳng định cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, coi trọng vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Tất nhiên, mỗi nước đều có những ưu tiên, quan tâm riêng. Song thông qua các phát biểu và văn kiện được thông qua, có thể thấy được điểm tương đồng rất lớn, chính là nhu cầu tăng cường hợp tác, xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển chung để bảo đảm sự phát triển bền vững lưu vực.

Việt - Lào thúc đẩy tháo gỡ các dự án còn vướng mắc

Trong chương trình công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Theo đó, hai bên nhất trí nỗ lực triển khai các thỏa thuận, hợp tác đã ký kết trước đó. Nâng tầm hợp tác kinh tế, hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế. Tăng cường kết nối hai nền kinh tế.

Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm tập trung tháo gỡ vướng mắc, giải quyết dứt điểm một số tồn đọng và thúc đẩy triển khai các dự án trọng điểm như bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3; sân bay Nỏng-Khạng; các dự án kết nối giao thông đường bộ, đường sắt theo hướng Đông - Tây…

Tuyên bố chung: Xây dựng dự án quốc gia ứng phó biến động trên sông MekongTuyên bố chung: Xây dựng dự án quốc gia ứng phó biến động trên sông Mekong

Xây dựng các dự án chung mang tầm quốc gia, tăng cường chia sẻ dữ liệu, ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ người dân và cộng đồng trước những biến động của sông Mekong.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên