21/02/2025 16:18 GMT+7

Phát triển kinh tế Việt Nam, ngành chứng khoán giữ nhiệm vụ rất lớn

Chính phủ đã đặt ra mục tiêu quan trọng là phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập.

Phát triển kinh tế Việt Nam, ngành chứng khoán giữ nhiệm vụ rất lớn - Ảnh 1.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ "Hội nghị tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025" (thuộc Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán - IOSCO), do SSC đăng cai tổ chức từ ngày 19 đến 21-2, diễn ra tại Quảng Nam - Ảnh: SSC

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết dù chịu nhiều tác động từ tình hình chung của toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam năm qua duy trì ổn định, an toàn, thông suốt, thanh khoản tốt và tính minh bạch, bền vững được tăng cường.

2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Việt Nam. Đây là tăng tốc - bứt phá - về đích, tạo tiền đề cho kế hoạch phát triển cho 5 năm tiếp theo, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Chính phủ đã đặt quyết tâm tăng trưởng GDP năm nay tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng hai con số giai đoạn 2026 - 2030.

Để đạt mục tiêu chung của nền kinh tế, nhiệm vụ của ngành chứng khoán, SSC và thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu rất quan trọng là phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập. 

Nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế...

"Trong thời gian tới, ngoài các giải pháp mà SSC đã đề ra, hội nghị còn là cơ hội thuận lợi để các bên cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học quý báu trong quản lý, vận hành lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Bà Julia Leung - chủ tịch Tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC), tổng giám đốc của Ủy ban Chứng khoán và Tương lai Hong Kong (SFC) - cho biết nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng trưởng khoảng 4% vào năm 2025, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

"Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng này, với nền kinh tế dự báo đạt mức tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm nay, nằm trong nhóm các nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trong các thị trường tài chính toàn cầu, thông qua việc tăng cường kết nối với dòng vốn quốc tế nhờ hội nhập kinh tế và chuỗi cung ứng toàn cầu", bà Julia nói.

Hướng đến nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường vốn khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức phức tạp của tình hình kinh tế chính trị toàn cầu: Mức lãi suất cao kéo dài sau một thập kỷ gần như bằng không ở Mỹ và châu Âu, xung đột thương mại, thuế quan và căng thẳng địa chính trị đang làm gián đoạn tạm thời chuỗi cung ứng, tác động của công nghệ. Do đó, thị trường châu Á phải hợp tác chặt chẽ và có ý nghĩa hơn để giải quyết thách thức chung của khu vực.

Các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia hội nghị lần này cũng bàn cách nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong thời gian sớm nhất.

 - Ảnh 1.Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam lãi kỷ lục, cao hơn cả đợt thị trường bùng nổ

Dù thanh khoản thị trường cuối năm 2024 khá “tẻ nhạt”, song Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận một năm lãi cao nhất kể từ khi hợp nhất HoSE và HNX.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên