CSGT TP.HCM kiểm tra nồng độ cồn tài xế - Ảnh: LÊ PHAN
"Ủng hộ đề xuất phạt lái xe say xỉn lao động công ích, và quy định này nên được công bố tại các quầy vé bán xe tại các bến xe". "Người vi phạm phải vừa đóng phạt, vừa lao động công ích để răn đe những kẻ còn lại"... nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Tuổi Trẻ Online.
Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại phát sinh "dịch vụ quét rác thuê, dọn kênh thuê". Cạnh đó, nhà nước lại phải cần một đội ngũ giám sát người vi phạm lao động công ích, khi đó ai sẽ là người giám sát: cảnh sát giao thông, thanh niên xung phong hay công an phường xã?
Do vậy, bạn đọc đề xuất học cách nước ngoài đã làm: "Ngay khi phát hiện lái xe có nồng độ cồn vượt mức cho phép thì còng tay đưa về đồn, đưa ra tòa, phạt tù và lao động công ích, ghi vào lý lịch tư pháp" (bạn đọc Hoa).
Cũng có bạn đọc đề nghị buộc người vi phạm phải vào bệnh viện dọn dẹp phụ các cô lao công ở các khoa, hoặc tiếp nhận các ca tai nạn do uống rượu bia để họ thấm được nỗi đau của các nạn nhân bị tai nạn giao thông (bạn đọc Linh, bạn đọc Dalatmen), thậm chí phạt roi như Singapore (bạn đọc La Do)...
Bạn đọc cũng đề xuất tất cả các hãng xe khi sản xuất xe cho thị trường Việt Nam nhất thiết phải có bộ phận cảm biến phát hiện mùi cồn gắn ở vôlăng xe, chỉ cần tài xế có hơi men, cảm biến sẽ nhận ra và truyền dữ liệu về cơ quan quản lý với thông tin đầy đủ để có thể tổ chức xử lý.
"Việc này ở thời đại công nghệ như hiện nay là có thể làm được và giá của các bộ cảm biến này được tính vào giá xe, đắt cũng phải chấp nhận bởi có thứ còn quy hơn tiền là mạng người", bạn đọc này nhấn mạnh.
Thăm dò ý kiến
Để giảm tai nạn do lái xe say xỉn, theo bạn nên xử phạt người vi phạm:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận