Dừng may đồng phục giá gần 700.000 đồng/bộCô Năm đồng phục học sinh nghèo
Phóng to |
Than phiền về đồng phục, một số phụ huynh có con học tại Trường THPT Việt Đức, Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: “Ban đại diện cha mẹ học sinh còn đề nghị may đồng phục lớp cho các con”.
“Đồng phục lớp” không phải chủ trương của trường, nhưng lại là trào lưu của học sinh bậc trung học ở Hà Nội. Trong khi nhiều gia đình khó khăn không đồng tình nhưng vẫn không thể đứng ngoài trào lưu này. Một học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội cho biết “đồng phục lớp có giá 350.000 đồng/bộ”.
Không đồng tình nhưng không thể đứng ngoài
"Việc đổi mẫu liên tục khiến bộ đồng phục không còn mang nhiều ý nghĩa, gắn bó học sinh với nhà trường, lại gây tốn kém cho phụ huynh khiến những học sinh vì lý do riêng không mua đồng phục mới trở nên lạc lõng" Thầy Nguyễn Tùng Lâm(Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) |
Mặc dù bắt buộc phải mua, phải mặc nhưng bộ đồng phục của nhiều trường trong tình trạng chung là chất liệu xấu, nhiều bộ rườm rà, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Chị Hằng, một phụ huynh có con học Trường tiểu học Phương Mai, Hà Nội, cho biết: “Tôi thường tới cửa hàng chuyên bán đồng phục ở ngoài để đặt may lại đồng phục cho con theo đúng màu nhà trường quy định, sau đó gắn phù hiệu của trường lên áo. Vì bộ đồng phục các con phải mặc cả ngày mà nóng bức, vừa khó chịu vừa hại sức khỏe”.
Trong khi đó, nhiều trường phổ thông tại TP.HCM bắt buộc học sinh sử dụng khăn quàng đỏ, áo, phù hiệu có logo của trường. Theo một hiệu trưởng, sử dụng logo của trường trên đồng phục giúp dễ phân biệt học sinh khi sinh hoạt cùng học sinh những trường khác, và cũng để đẹp hơn khi tập trung đội hình. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản ứng khi được thông báo phải thay đổi đồng phục có logo trong khi đồng phục cũ vẫn còn sử dụng được.
Một phụ huynh một trường THCS tại quận 8 phân vân: “Ngoài đồng phục áo, váy và đồng phục thể dục, nhà trường bắt buộc học sinh mua sáu phù hiệu, học sinh nghèo làm gì có nổi sáu bộ quần áo để đeo hết phù hiệu. Năm nay nhà trường lại yêu cầu sử dụng mẫu khăn quàng đỏ có in logo của trường nên không thể dùng lại của năm ngoái”.
Câu chuyện may “đồng phục comlê” ở Trường tiểu học Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội gây bức xúc chỉ vì bộ đồng phục không phù hợp kiểu dáng lại quá đắt so với mức sống của người dân vùng thuần nông.
Không bắt buộc
Chuẩn bị năm học mới, lãnh đạo sở GD-ĐT Hà Nội và TP.HCM đều có văn bản về việc “không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần mặc sạch để khuyến khích tiết kiệm và có thể chia sẻ cùng anh chị em trong gia đình và các bạn có hoàn cảnh khó khăn (nhất là đối với học sinh ở những vùng khó khăn).
Ông Nguyễn Hiệp Thống, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các trường phải chọn thiết kế đồng phục giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương...
Đặc biệt, không khuyến khích việc thay đổi, thêm bớt chi tiết trên đồng phục qua mỗi năm học để tránh việc học sinh phải mua lại đồng phục mới. Tuy nhiên văn bản này ban hành khi nhiều trường ở Hà Nội đã chọn mẫu và yêu cầu phụ huynh, học sinh mua đồng phục.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận