Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải tổ chức thi, kiểm tra khảo sát năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên để làm căn cứ xếp lớp học ngoại ngữ tăng cường theo năng lực thực tế của từng sinh viên.
Song, Bộ GD-ĐT cũng khẳng định trong khi học sinh THPT chưa được học ngoại ngữ theo chương trình mới (chương trình học 10 năm, ban hành theo quy định của đề án ngoại ngữ đến năm 2020) thì các trường chỉ khuyến khích sinh viên tham gia học ngoại ngữ tăng cường chứ không được bắt buộc.
Bộ GD-ĐT đang triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 đối với CĐ, ĐH không chuyên ngữ, bậc 4 đối với CĐ chuyên ngữ và bậc 5 đối với ĐH chuyên ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, “năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi nhập học (đầu vào) rất khác nhau và thường chưa đạt chuẩn”.
Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường triển khai hình thức dạy học ngoại ngữ tăng cường, hỗ trợ chương trình đào tạo chính khóa nhằm bảo đảm năng lực ngoại ngữ của sinh viên khi tốt nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận