Là một trong những người nhiều năm đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award trong vai trò cố vấn, doanh nhân Phạm Phú Ngọc Trai - chủ tịch Công ty tư vấn kinh doanh và hội nhập toàn cầu GIBC - có cuộc trò chuyện thân tình cùng Tuổi Trẻ về khởi nghiệp nói chung và giải thưởng nói riêng.

Chia sẻ lý do đồng hành với giải thưởng này nhiều năm qua, ông Phạm Phú Ngọc Trai nói:

- Với cá nhân tôi, Tuổi Trẻ là tờ báo có thương hiệu lớn, sức lan tỏa rộng và rất uy tín, tử tế. Có thể nói hầu hết các chương trình của báo đều đem lại nhiều giá trị cao cho cộng đồng, chẳng hạn học bổng Tiếp sức đến trường, chương trình Góp đá xây Trường Sa…

Tôi nhận được lời mời nhiều sự kiện liên quan đến khởi nghiệp, nhưng tôi chọn đồng hành cùng Tuổi Trẻ vì tin mình sẽ góp phần tạo được nhiều giá trị hơn, hiệu quả hơn. Với thế mạnh một cơ quan truyền thông lớn, Tuổi Trẻ sẽ lan tỏa được nhiều câu chuyện, bài học để giới start-up tham khảo, phòng tránh lẫn hoàn thiện. Tôi cho rằng nên truyền thông về chương trình sớm và dài hơn để nhiều bạn trẻ biết đến hơn nữa.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Cần có tầm nhìn khi khởi nghiệp cũng như kinh doanh - Video: TRƯƠNG KIÊN - DIỄM HƯỜNG - QUỐC HUY

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 2.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 3.

* Đâu là điều cốt lõi mà các bạn trẻ khởi nghiệp cần lưu ý, thưa ông?

- Các bạn nên có tầm nhìn rõ ràng. Doanh nghiệp hay start-up đều cần yếu tố rất quan trọng này nếu muốn phát triển lâu dài, bền vững. Dĩ nhiên sẽ khó, vì còn những thứ có thể tác động như yếu tố từ bên ngoài hoặc nội lực của chính start-up.

Tầm nhìn với các start-up, doanh nghiệp lập nghiệp là phải biết mình muốn gì trong tương lai. Để làm tốt điều này, sự sáng tạo, "tưởng tượng" trong suy nghĩ của start-up phải có sự hợp lý. Có tầm nhìn mà không có những bước vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu, đường hướng phát triển thì khi có sự biến động, thay đổi, chúng ta sẽ khó điều chỉnh kịp để thích nghi, sống sót.

Trong tầm nhìn cần phải có mục tiêu, chiến lược của start-up. Nếu chỉ quan tâm những lợi ích ngắn hạn sẽ khó xây dựng được lộ trình lâu dài, bền vững, khó tạo được kế hoạch nối tiếp để thực hiện hoài bão lớn lao của mình.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 4.

* Ông cũng nhấn mạnh về một trong các yếu tố bắt buộc phải có khi start-up là năng lực quản trị?

- Start-up chưa bao giờ dễ dàng và khó tránh được rủi ro, thất bại, nhưng điều quan trọng hơn là đừng để doanh nghiệp của mình chết vì thiếu hiểu biết. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là về năng lực quản trị. Ví dụ như khi thành lập doanh nghiệp, các bạn cần biết những thủ tục kinh doanh, kế hoạch kinh doanh… Và để kế hoạch kinh doanh thật sự hiệu quả, năng lực đội ngũ điều hành rất quan trọng.

Năng lực quản trị là điều không dễ có được trong ngày một, ngày hai nhưng chúng ta cần nhận thức rõ một điều rằng sự thành công hay thất bại của một start-up, doanh nghiệp dựa vào sự thấu hiểu của bạn về năng lực quản trị ở mức độ nào. Start-up cần thiết phải thấy mình tạo ra được những giá trị cộng thêm gì chứ không chỉ làm vì đam mê mà quên đi yếu tố rất thực tế là tạo ra giá trị cần thiết.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 5.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 6.

* Ông lưu ý gì cho các bạn start-up trẻ trong hành trình vốn đầy chông gai?

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 7.

- Các bạn start-up có hoài bão lớn và quyết liệt theo đuổi đam mê dù những ý tưởng đó nghe có vẻ vượt xa thực tế cũng đừng lo lắng, nhiều khi điều đó tốt chứ không hẳn tiêu cực. Quan trọng là các bạn phải có cố vấn hoặc người có kiến thức sâu, khách quan để phản biện và "hãm" chúng lại, tăng tính thuyết phục và niềm tin cho tầm nhìn của mình. Vì khởi nghiệp mà ngại vấn đề này, sợ vấn đề nọ sẽ khó tạo được giá trị gì khác biệt, đột phá cho sản phẩm của mình.

Tôi có đọc một số bài báo nhận định rằng xu hướng start-up có khả năng cao thoái trào nhưng tôi không nghĩ vậy. Đúng là doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể từ đại dịch, lãi suất cao, lạm phát, xung đột… Tình hình tài chính nói chung đi xuống, các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn trước những phi vụ đầu tư mạo hiểm là điều tất yếu.

Nhưng nếu chúng ta chứng minh được tính bền vững, linh hoạt thay đổi để hợp xu thế, start-up vẫn có cơ hội phát triển. Việc tạo ra giải pháp công nghệ, sáng kiến mới cũng cần đi với mục tiêu hướng người dùng tạo giá trị cộng thêm tích cực. Niềm tin trong khởi nghiệp là rất quan trọng.

* Với bối cảnh xã hội nhiều biến động hiện nay, ông cho rằng start-up thuộc lĩnh vực nào sẽ có nhiều cơ hội?

- Nhìn chung sản phẩm, lĩnh vực nào mà start-up vào và giúp giải được "bài toán" giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo được giá trị cộng thêm thì đó là cơ hội. Đơn cử như lĩnh vực logistics, theo tôi, Việt Nam còn khá khiêm tốn dù nhu cầu thị trường rất cao.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 8.

Ngoài ra, những start-up đi theo hướng phát triển bền vững và kinh tế xanh cũng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vừa rồi có một tập đoàn hàng đầu của Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư nhằm đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động dịch vụ vận tải. Họ có thể cũng chỉ có những dịch vụ như các công ty dịch vụ vận tải khác, nhưng điểm khác biệt là họ hướng tới việc khuyến khích dùng năng lượng sạch, góp phần bảo vệ môi trường. Tôi tin họ sẽ nhận được sự ủng hộ lớn của người tiêu dùng trong tương lai gần.

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp nên chắc chắn đây cũng sẽ là lĩnh vực các start-up có thể tạo ra các giá trị cộng thêm, có nhiều cơ hội và nhiều "bài toán" cần giải quyết.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 9.

* Một số bạn trẻ start-up cho rằng xuất phát điểm cũng rất quan trọng trong hành trình khởi nghiệp, bởi những start-up có "bệ đỡ" sẽ thuận lợi hơn hẳn. Ông nghĩ gì về quan điểm này?

- Chúng ta có thể không được chọn chỗ bắt đầu nhưng hoàn toàn có thể quyết định được điểm đến, làm chủ "cuộc chơi" nếu nỗ lực vượt bậc. Nếu thực hiện thống kê, tôi tin mọi người sẽ nhận ra không phải những cá nhân không có xuất phát điểm tốt sẽ đồng nghĩa khó thành công.

Ngược lại, những người có xuất phát điểm rất tốt cũng có những thử thách đáng kể đến từ cuộc sống quá thuận lợi trên, động lực "trỗi dậy" ở họ nhiều khi không bằng những cá nhân có xuất phát điểm thấp. Xuất phát điểm tốt có thể là một lợi thế nhưng nó sẽ không là yếu tố quyết định thành công của một start-up.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Tôi đồng hành cùng Tuổi Trẻ Start-Up Award vì sự uy tín và tử tế - Ảnh 10.


CÔNG NHẬT
QUANG ĐỊNH - NVCC
HẢI PHI
8-4-2023
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0