Dây chuyền sản xuất triệu đô từ nhà cung cấp Tetra Pak
Với người làm trong ngành sữa toàn cầu, Tetra Pak là cái tên không hề xa lạ. "Nhà máy sữa nào cũng phải có ít nhất một thiết bị của Tetra Pak. Nhưng sở hữu cả dây chuyền sản xuất tự động hàng triệu đô của họ, là một giấc mơ đắt đỏ, và xa xỉ", ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc nhà máy số 2 của Công ty CP Dinh dưỡng Nutricare chia sẻ. Thế nhưng, công ty vẫn tin tưởng lựa chọn theo đuổi giấc mơ ấy.
Nhà máy 1 hecta với 17 nhân công mỗi ca làm việc
Trên diện tích gần 1 hecta, nhà xưởng hầu như không có người, không phải vì giờ ăn trưa, hay sản xuất đình trệ. Nhân lực trong một ca, khi nhiều nhất cũng chỉ có 17 người.
Lệnh sản xuất đầu ngày đưa ra bởi giám đốc sẽ quyết định sản lượng sữa trong ngày, theo sau là các thao tác bấm nút, dây chuyền tự động biết cần phải làm gì.
"Vận hành 5 khu vực cấp nước nguyên liệu, khí nén, hệ thống lạnh, hệ thống lò hơi và khu xử lý nước thải, chỉ cần một người. Công việc của nhân viên này, là ghi chép lại các thông số để chắc chắn hệ thống chạy đúng như lệnh đưa ra trước đó. Thế nhưng, máy móc hiện đại mới chỉ như một con ngựa tốt thôi, cần những người có khả năng nắm dây cương điều khiển nó", ông Nguyễn Trung Kiên chia sẻ.
Niềm tự hào và thách thức mang tên "dinh dưỡng vượt trội"
Một đặc điểm của sữa Nutricare là hàm lượng dinh dưỡng cao, trên 20%. Vì thế, dây chuyền sản xuất cần được cá biệt hóa.
Ông Ngô Thành - Giám Đốc Thiết bị Chế biến Tetra Pak Việt Nam nhớ lại: "Chúng tôi cũng đã dành nhiều tháng thảo luận với Ban lãnh đạo về các phương án khả thi. Hệ thống thiết bị của công ty cần thiết kế riêng, hỗ trợ sản xuất đa dạng sản phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội, tự động hóa vận hành, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm".
Một trong những thách thức lộ diện ở hệ thống tiệt trùng. Sữa được đưa vào hệ thống ống lòng ống 140 độ trong vòng 4 giây và hạ nhiệt ngay, đảm bảo tiệt trùng mà không làm mất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao dễ gây ra bám dính bề mặt ống, khó đảm bảo chất lượng.
Thông thường, dây chuyền sữa chạy liên tục 18 - 20 giờ mới cần vệ sinh. Nhưng đặc thù dinh dưỡng cao của Nutricare thì trung bình 6 - 8 giờ phải vệ sinh một lần. Chương trình CIP (Cleaning in Plance - Vệ sinh dây chuyền tiệt trùng) cũng đặc biệt được nghiên cứu cho hệ thống.
Dành những điều tốt đẹp nhất cho khách hàng và môi trường tự nhiên
Bảy thập niên qua, Tetra Pak vẫn luôn sở hữu chất lượng bao bì ngành sữa hàng đầu thế giới. Lựa chọn thương hiệu đắt đỏ này, Nutricare cam kết "dành những điều tốt nhất cho người tiêu dùng" của mình. "Mỗi hộp sữa là sự ưu tú từ trong ra ngoài", với 6 lớp cấu tạo của bao bì: chống ẩm; tạo hình; chịu lực; hàn dính; lớp nhôm ngăn ô xy, mùi và ánh sáng và lớp hàn kín sản phẩm.
Sữa sản xuất tốt, cần bao bì chất lượng để lưu giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng và mùi vị mà không cần chất bảo quản. Vì thế, dù bao bì có giá thành cao hơn một số loại khác, công ty vẫn lựa chọn vì chất lượng.
Nhưng còn một lý do ít ngờ tới, công ty lựa chọn bao bì Tetra Pak vì lợi ích môi trường. 100% bao bì thừa, hỏng từ khâu sản xuất sẽ được nhà cung ứng này thu gom để tái chế.
Đội ngũ công ty hiểu, hành động hôm nay, tác động lâu dài mai sau. Một hành xử không đúng với môi trường ảnh hưởng triệu năm, thì trong dinh dưỡng, hành động thiếu cẩn trọng sẽ để lại hậu quả nhiều thế hệ. Đó cũng chính là lý do để từng ly sữa trao tay đều gói gọn tâm huyết 10 năm hoạt động của một Thương hiệu quốc gia về Dinh dưỡng y học.
Nutricare là công ty nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng y học hàng đầu tại Việt Nam. Hiện có 2 nhà máy sản xuất hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế: ISO22000:2018, GMP, HACCP cùng hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc. Hoặc truy cập website https://nutricare.com.vn.
Hotline: 1800 6011 (miễn phí cước gọi)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận