Diện tích đất nuôi cá tra theo hồ sơ đề xuất dự án của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn nhìn từ vệ tinh - Đồ họa: SƠN LÂM
Theo bản đồ trích lục đi kèm, vị trí này nằm ngay gần Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới vào tháng 5-2025).
Gấp rút để nuôi cá tra
Trước đó, theo đề án tái cơ cấu đề án nuôi trồng thủy sản vùng Đồng Tháp Mười, có nhiều doanh nghiệp cùng xin vào đầu tư. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là đơn vị duy nhất được chấp thuận.
Dự án với quy mô nhằm cung cấp công suất khoảng 78 triệu con giống và khoảng 34.000 tấn cá tra thương phẩm mỗi năm.
Diện tích mặt đất được sử dụng (chưa đo đạc cụ thể) là hơn 219ha với tổng đầu tư hơn 480 tỉ, trong đó nhà đầu tư là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn góp vốn hơn 280 tỉ tiền mặt theo tiến độ đầu tư với thời gian 50 năm.
Theo bản đồ vị trí dự án, vị trí này nằm cách ranh giới khu Ramsar khoảng 600m về phía Tây. Đặc biệt, diện tích nuôi này sẽ nằm gần với khu cách ly 200ha trong khu bảo tồn.
Khu cách ly 200ha này được xem là còn nguyên sơ của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười còn sót lại, với hệ sinh thái đa dạng cùng hệ động, thực vật phong phú, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn cá thể chim di trú.
Nhiều loài quý hiếm như cò ốc, quắm đen, điên điển,... chọn làm tổ và các loài cá hiếm khi xuất hiện ngoài tự nhiên cá tra dầu, cá hô, cá lóc khủng... đang sinh sống.
Tiến độ thực hiện dự án cũng được thể hiện trong Quyết định chủ trương đầu tư này khá "gấp rút".
Tháng 9 đến tháng 10-2017, nhà đầu tư tiếp nhận khu đất và thực hiện thủ tục thuê đất, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập quy hoạch xây dựng.
Từ tháng 10 đến tháng 1-2018 sẽ đầu tư, cải tạo đất, xây dựng để đi vào hoạt động, sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.
Trước đó, dự án này đã được UBND tỉnh Long An giao cho Sở kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến từ các sở, ngành để tham mưu.
Sở Nông nghiệp và Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Long An đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online liên quan việc chấp thuận chủ trương dự án, ông Phan Nhân Duy, Sở Tài nguyên - Môi trường Long An, cho biết việc chấp thuận dự án vì theo trích lục bản đồ, vùng này hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản mà UBND tỉnh đã ban hành trước đó.
"Phía sở quản lý về mặt đất đai, nên khi xem bản đồ phù hợp với quy hoạch thì đồng ý với chủ trương", ông Duy nói.
Tương tự, ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Long An, cũng cho biết lý do tương tự, là phù hợp với quy hoạch về nuôi trồng thủy sản.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, cho hay chỉ mới nhận biết thông tin trên.
"Tuy nhiên đến nay khu bảo tồn vẫn chưa nhận được văn bản chính thức nào lấy ý kiến về dự án nên chúng tôi cũng chưa có ý kiến", ông Sơn nói.
Nhiều quan ngại về môi trường
Diện tích đất 219 ha tỉnh Long An chấp thuận chủ trương nuôi cá tra, có hơn 205ha từ lâu đã được cho người dân thuê trồng lúa có thời hạn. Đây là một trong những vùng trồng lúa có năng suất khá cao của vùng Đồng Tháp Mười.
Tuy nhiên theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, hiện các hộ trồng lúa nơi đây đã được thông báo ngừng vụ lúa đông xuân tới đây, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư vào thực hiện dự án.
Dù ràng buộc nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ quy định tuân thủ nghiêm ngặt báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, nhưng nhận xét về chủ trương nuôi 219ha nuôi quá gần khu Ramsar, giới khoa học cũng không giấu sự quan ngại.
Tiến sỹ Lê Phát Quới, Trung tâm Khoa học Môi trường, Hệ sinh thái TP.HCM, cho rằng cần xem xét những tác động có thể ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu vực tại chỗ và xung quanh.
"Nếu chuyển đổi trên 2219 ha đất sản xuất lúa thành một khu nuôi thủy sản, có khả năng sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến các yếu tố tự nhiên xung quanh, đặc biệt là khả năng tác động khá mạnh đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của khu ramsar Láng Sen", ông Quới nói.
Theo tiến sỹ Quới, một điều chắn chắn là với diện tích trên 219ha ao nuôi thủy sản sẽ gây ra sự thay đổi về thủy văn, nguồn nước của khu vực xung quanh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận