05/01/2011 11:50 GMT+7

Nước mắt hàng rong rơi về đâu?

MỘT BẠN ĐỌC Ở ĐẮK LẮK
MỘT BẠN ĐỌC Ở ĐẮK LẮK

TTO - Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, quanh các trụ sở làm việc của các cơ quan rõ ràng vi phạm luật. Đúng thế, nhưng tại sao bà con mình lại vi phạm có lẽ cần phải suy nghĩ (tất nhiên ở đây không nòi chuyện chèo kéo khách vì theo tôi, mưu sinh không đồng nghĩa với chèo kéo khách).

2CZABVdu.jpgPhóng to
Hai mảnh đời mưu sinh trên vỉa hè Sài Gòn (ảnh minh họa) - Ảnh: M.C.

Những người đi bán thường là dân nghèo, vốn ít và học vấn chưa cao (thường do điều kiện từ gia đình không cho phép). Chúng ta giúp dân nghèo nhiều chính sách nhưng xem ra ít ai chú ý đến những bà con nghèo này? Liệu có ai muốn làm những việc phơi sương phơi gió và thức khuya dậy sớm.

Vậy mà có những người bán rong vỉa hè thuộc tuổi chú bác anh em quản lý trật tự vỉa hè đã bị lấy hàng, rượt đuổi, nặng lời... Rồi có ông tổ trưởng mượn tiền người bán không trả; có anh dân quân trẻ khi tém dẹp đã hất đồ ăn của bà con mình xuống đất rồi nhìn người đáng tuổi bà mình, mẹ mình thách thức...

Nhà nước mình luôn có những chính sách giúp dân, thế nhưng vì những người phải nuôi con ăn học, thuê nhà... đa số là người lao động không nghề. Làm thuê không đủ tiền nên bà con cố bám vào vỉa hè, hàng rong để con ăn học, vì không muốn tương lai con mình như cha mẹ chúng.

Bao nhiêu người trong chúng ta đã lớn lên, thành tài từ gánh hàng rong vỉa hè của mẹ, chị... ta. Cha mẹ nào không yêu con? Mong mọi người cho lời giải.

MỘT BẠN ĐỌC Ở ĐẮK LẮK
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên