15/05/2016 08:45 GMT+7

"Nước các bạn đang đối mặt với hạn mặn và ô nhiễm"

QUỲNH TRUNG ghi
QUỲNH TRUNG ghi

TTO - Là người đã theo sát và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam trong nhiều năm thông qua sự kết nối của đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, tôi thấy đất nước các bạn đang phải đối mặt với hai vấn đề môi trường nghiêm trọng là biến đổi khí hậu và ô nhiễm đất, nguồn nước.

Trái sầu riêng non ở xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) rụng đầy do tưới phải nước mặn. Đây là lần đầu tiên khu vực này bị nhiễm mặn - Ảnh: Chí Quốc
Trái sầu riêng non ở xã Chánh An, huyện Mang Thít (Vĩnh Long) rụng đầy do tưới phải nước mặn. Đây là lần đầu tiên khu vực này bị nhiễm mặn - Ảnh: Chí Quốc

Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang đối mặt với những bài toán môi trường, gồm nạn hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở khu vực ĐBSCL và tình trạng cá chết chưa rõ nguyên nhân dọc bờ biển các tỉnh miền Trung.

Các thách thức môi trường nghiêm trọng

Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu. Tình trạng biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, lụt lội, mực nước biển dâng cao và xâm nhập mặn.

Tất cả những vấn đề nghiêm trọng này cần phải được Chính phủ ưu tiên giải quyết nếu muốn phát triển kinh tế bền vững.

Để đối phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam cần phải đa dạng hóa cây trồng, tăng cường nghiên cứu các giải pháp về quản lý nguồn nước và đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ở các khu vực duyên hải.

Các cơ quan chính phủ, các tổ chức và nhà tài trợ quốc tế ở Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu các giống lúa chống mặn, các biện pháp bảo vệ đất; tăng cường đào tạo nông dân, các nhà khoa học trẻ, đồng thời tăng cường nhận thức của các quan chức cấp quận huyện, phường xã, cấp tỉnh thành về các vấn đề này.

Một vấn đề nghiêm trọng khác Việt Nam đang phải đối mặt chính là ô nhiễm đất và nguồn nước. Đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước do các chất thải lỏng và rắn phát ra từ các nhà máy công nghiệp.

Các chất thải cần phải được xử lý theo quy định và tiêu chuẩn quốc tế nhằm ngăn ngừa thảm họa môi trường. Doanh nghiệp cần được phổ biến nhiều hơn các kiến thức về môi trường và việc xả thải của họ ra bên ngoài phải được theo dõi thường xuyên.

Ngoài ra, tái sử dụng chất thải thông qua áp dụng các công nghệ bền vững sẽ giúp gia tăng những cơ hội kinh tế. Ví dụ như xử lý chất thải để sản xuất năng lượng tái tạo hoặc phân bón cho cây trồng.

Phát triển năng lực khoa học trong nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Na Uy nói riêng xem việc phát triển năng lực khoa học là một chiến lược dài hạn nhằm khai phá tiềm năng khoa học trong việc giải quyết các thách thức môi trường.

GS Nagothu Udaya Sekhar
- Ảnh do nhân vật cung cấp
GS Nagothu Udaya Sekhar - Ảnh do nhân vật cung cấp
Tôi tin rằng các cơ quan, tổ chức và nhà tài trợ quốc tế có thể giúp Việt Nam xây dựng năng lực chống chọi lại các tác động của biến đổi khí hậu cũng như giảm ô nhiễm đất và nguồn nước. Điều Việt Nam cần làm bây giờ chính là tìm kiếm sự hợp tác quốc tế để tận dụng những kiến thức và công nghệ từ các nước tiên tiến và qua đó cũng sẽ giúp củng cố năng lực của mình

Kinh nghiệm và hỗ trợ từ Na Uy

Chính phủ Na Uy rất ưu tiên đầu tư vào khoa học cũng như gắn việc cải cách với phát triển kinh tế bền vững. Na Uy ủng hộ nghiên cứu và đổi mới các công nghệ thân thiện với môi trường, chẳng hạn như các giải pháp năng lượng thay thế, kỹ thuật thu giữ và lưu trữ cacbon để giảm hiệu ứng nhà kính và giữ trong sạch môi trường với chi phí thấp.

Ngoài ra, Na Uy là quốc gia đầu tiên trên thế giới giới thiệu việc đánh thuế CO2 đối với ngành công nghiệp dầu khí. Na Uy áp dụng những quy định môi trường nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp kinh doanh.

Bất cứ doanh nghiệp nào không tuân thủ các quy định này sẽ nhận hình phạt rất nặng. Vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Các nhà khoa học thường xuyên kiểm tra các mẫu thử thực phẩm và báo cáo với cơ quan chức năng.

Na Uy có tiến hành một số dự án hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế, cụ thể là ngành nông nghiệp của Việt Nam. Gần đây chúng tôi có thực hiện dự án “Biến đổi khí hậu và tác động của nó lên tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam”.

Dự án kéo dài 3 năm (tháng 7-2013 đến tháng 6-2016) do Bộ Ngoại giao Na Uy tài trợ, được thực hiện ở các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Trà Vinh.

Viện Nghiên cứu kinh tế - sinh học Na Uy phối hợp với Học viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện dự án này. Mục đích chính của dự án là xác định và thử nghiệm hệ thống gieo lúa thông minh, đóng góp cho việc cải thiện sản xuất lúa gạo dưới tác động của biến đổi khí hậu và giảm khí thải nhà kính.

Dự án cũng tập trung vào giải quyết vấn đề xâm nhập mặn và hạn hán, kiểm tra các loại đất và nước thay thế, hệ thống quản lý thu hoạch...

GS NAGOTHU UDAYA SEKHAR
(Viện Nghiên cứu kinh tế - sinh học Na Uy)

QUỲNH TRUNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên