Về bản giúp dân nghèo Lào“Trí thức thành phố đã hòa vào cuộc sống ngư dân”“Đội mưa” làm tình nguyện ở Lào
Phóng to |
Chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh, thạc sĩ Lê Cao Lượng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, hướng dẫn cho nông dân Lào kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nước - Ảnh: Quang Phương |
Phóng to |
Bốn học sinh được nhận học bổng Mùa hè xanh của Thành đoàn TP.HCM - Ảnh: Quang Phương |
Phóng to |
Anh Lư ThonGuvat dùng xe máy kéo đưa cả gia đình đến nhờ y, bác sĩ Việt Nam khám bệnh - Ảnh: Quang Phương |
Tại đây, đoàn đã khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tập huấn nông nghiệp cho nhiều nông dân.
Từ sáng sớm, dù trời mưa tầm tã nhưng hàng trăm người dân đã tập trung về sảnh chính chùa bản Dun Tă Lat để đợi đoàn y bác sĩ tình nguyện Việt Nam.
Nhiều người dân khi nghe có đoàn tình nguyện đến khám bệnh, phát thuốc miễn phí đã dùng máy cày kéo thêm rơmooc đưa cả gia đình đến chờ khám.
Lái chiếc xe máy cày vừa đỗ xịch trước cổng chùa, anh Lư ThonGuvat, 40 tuổi, cho biết nghe có đoàn Việt Nam đến khám chữa bệnh, anh liền nghỉ làm và đưa 5 người trong gia đình đến khám.
Đến hơn 2g chiều cùng ngày, nhóm y bác sĩ Việt Nam đã khám bệnh, phát thuốc cho hơn 450 người dân.
Trong khi đó, tại một căn phòng khác của ngôi chùa, thông qua người phiên dịch, thạc sĩ Lê Cao Lượng, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, lần lượt trình bày cho nông dân Lào kỹ thuật trồng lúa nước, cách nhận biết sâu bệnh hại trên lúa và cách phòng trừ.
Phía dưới hơn 40 nông dân của huyện Champasak chăm chú lắng nghe và ghi chép tỉ mỉ. Buổi học với hàng chục câu hỏi của những “học trò” dành cho thạc sĩ Lượng xoay quanh các vấn đề chăm sóc lúa.
Ngay sau khi buổi học lý thuyết kết thúc, thạc sĩ Lượng cùng các nông dân dầm mưa trên con đường mòn lầy lội để ra ruộng lúa tiếp tục thực hành.
Cũng trong ngày, tại bản Dun Tă Lat, anh Phạm Văn Linh - phó trưởng Ban thanh niên trường học Thành đoàn TP.HCM, chỉ huy trưởng đội tình nguyện Mùa hè xanh - đã thay mặt đoàn trao 4 suất học bổng cho 4 học sinh nghèo học giỏi của bản. Cũng tại đây, đoàn đã trao 40 phần quà cho người dân tham gia tập huấn nông nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận